BP - “Đối với những người nghiện ma túy,ơilagravemlạicuộcđờtottenham đấu với brentford cai được đã khó, tái hòa nhập cộng đồng còn khó hơn. Đã bao lần tôi quyết tâm từ bỏ “nàng tiên nâu”, nhưng khi ra xã hội lại không thể. Bởi không việc làm, lang thang, gặp bạn cũ rủ rê lại tìm đến. Thực tế, chúng tôi ít nhận được sự quan tâm, trợ giúp từ phía cộng đồng. Chỉ ở đây chúng tôi mới được sống, quan tâm, động viên, chia sẻ như những người bình thường”, học viên Phạm Đức Trung, 32 tuổi, người có thâm niên 7 năm với 3 lần vào - ra Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội tỉnh chia sẻ.
TẠO TÂM LÝ THOẢI MÁI CHO HỌC VIÊN
Đóng trên địa bàn ấp 5, xã Minh Lập (Chơn Thành), Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội tỉnh tách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Trung tâm có diện tích 13 ha với đầy đủ hội trường, nhà bếp, nơi ăn ở, học tập, thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe cho học viên. Ông Trương Vĩnh Ký, Giám đốc trung tâm cho biết: “Trung tâm được xây dựng trên diện tích rộng với không gian thoáng đãng nhằm tạo tâm lý thoải mái cho học viên. Trong lao động trị liệu, tùy sức khỏe, đề xuất của học viên, trung tâm phân công mỗi người làm những công việc phù hợp. Đa số học viên khi vào đây đều có sức khỏe kém, nhiều người thiếu kiến thức về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy, sáng thứ 2 hằng tuần, trung tâm tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nhân cách, đạo đức, lối sống cho học viên, nhất là những kiến thức về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS”.
Học viên trong giờ lao động, tăng gia sản xuất
Để tạo tâm lý thoải mái cho học viên, vào các ngày lễ, tết, trung tâm tổ chức hoạt động giao lưu bóng đá, bóng chuyền, thi hát karaoke, hái hoa dân chủ và nhiều trò chơi dân gian có thưởng. Hằng tuần, tháng, quý, trung tâm tổ chức xét khen thưởng. Những học viên chấp hành tốt, có chuyển biến tiến bộ được xét giảm thời gian trị liệu. Đặc biệt, hai tuần một lần, trung tâm tổ chức cho các gia đình gặp gỡ thăm nuôi. Tại cổng ra vào, khu thăm nuôi và khu học viên, trung tâm đặt các thùng thư góp ý và khuyến khích học viên mạnh dạn góp ý để công tác chữa bệnh, quản lý, giáo dục của trung tâm được tốt hơn... Nhờ quan tâm, động viên, chia sẻ kịp thời với tâm lý thoải mái, coi người bệnh như người nhà, không ít học viên khi mới vào trung tâm bất hợp tác, sống khép kín nhưng sau một thời gian trị liệu, học tập đã tỏ ra cởi mở, tự tin hơn. Học viên Trần Ngọc Long, 41 tuổi nói: “Trước khi vào đây, tôi cứ nghĩ cuộc sống sẽ phải bó hẹp trong 4 bức tường. Nhưng sau 18 tháng điều trị tại trung tâm, sức khỏe, tinh thần tôi đã tốt hơn rất nhiều. Cán bộ ở trung tâm thường xuyên thăm hỏi, động viên. Đặc biệt, vào các ngày lễ, tết, chúng tôi còn được tặng quà, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ”.
ĐÁNH THỨC LƯƠNG TRI
Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội tỉnh hiện quản lý trên 160 học viên. Mỗi học viên có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều nghiện ma túy nên vào trung tâm để cai nghiện.
Ông Trương Vĩnh Ký cho biết thêm, trung tâm phân loại học viên theo tình trạng sức khỏe, loại ma túy và mức độ sử dụng để thực hiện phác đồ điều trị phù hợp với từng người. Sau khi tiếp nhận, đơn vị tổ chức cắt cơn, điều trị bệnh cho học viên tại phòng y tế. Khi sức khỏe học viên dần ổn định, đơn vị chuyển ra các tổ quản lý để tiếp tục rèn luyện thể lực và thực hiện quy trình cai nghiện. Đặc biệt, để đảm bảo hiệu quả điều trị, trung tâm làm tốt công tác quản lý học viên và quy trình cai nghiện được thực hiện nghiêm theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Học viên khi ổn định sức khỏe sẽ được chuyển sang giai đoạn lao động trị liệu, học tập và đào tạo nghề. Hiện trung tâm phối hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhận trồng cây thuốc nam, phân loại bao ni-lon, qua đó tạo việc làm và để học viên có thêm thu nhập. Thông qua lao động giúp học viên tăng cường sức khỏe, nhận thức được giá trị lao động để sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Ông Trương Vĩnh Ký cho rằng, cái khó hiện nay là cơ sở vật chất của trung tâm, bởi có nhiều phòng xây dựng từ năm 2009 nay đã xuống cấp. Đặc biệt, trong tháng 6, các huyện, thị xã dự kiến đưa vào trung tâm thêm một số học viên. Vì vậy, cần phải tu sửa các dãy nhà này để đảm bảo nơi ăn ở, sinh hoạt, chữa bệnh và giáo dục học viên. Rút kinh nghiệm về tình trạng học viên cai nghiện đập phá trại, chống đối cán bộ, bỏ trốn đã xảy ra ở một số tỉnh, thành thời gian qua, trung tâm đã nắm chắc diễn biến tâm lý, tạo môi trường sống, lao động và điều trị bệnh thoải mái cho học viên. Bên cạnh đó, trung tâm còn làm tốt việc kiểm soát các hành vi tuồn ma túy vào bên trong, nhất là khi người nhà học viên vào thăm nuôi.
Với những lợi thế ở cơ sở mới được đầu tư, cùng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên, sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành chức năng, Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội tỉnh đã trở thành nơi gây dựng lại niềm tin vào cuộc sống của người nghiện. Học viên Phạm Đức Trung nói: “Ở trung tâm, chúng tôi được thầy cô động viên, điều trị cai nghiện để trở thành những người bình thường”.
Minh Luận