【kết quả bđ ngoại hạng anh】Stratfor: Nga, Nhật Bản tiến gần hơn tới sự hòa giải bất đồng

stratfor nga nhat ban tien gan hon toi su hoa giai bat dong

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) trong cuộc họp báo ở Tokyo ngày 16-12. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trong thời gian gần đây, Moskva và Tokyo đã liên tục tìm cách cải thiện quan hệ, với hy vọng có thể hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên có chung lợi ích như an ninh, đầu tư, năng lượng và cán cân quyền lực tại Đông Á.

Kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin lên cầm quyền, những lợi ích của Nga và Nhật Bản ngày càng có nhiều sự ràng buộc, đưa hai nước xích lại gần hơn bao giờ hết sự hòa giải. Tuy nhiên, quan hệ hai nước đã trở nên nguội lạnh do cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây xung quanh vấn đề Ukraine. Nhật Bản tham gia mặt trận trừng phạt Nga do Mỹ và EU dẫn đầu.

Gần 3 năm sau khi quan hệ Nhật-Nga bị đóng băng, mặt trận trừng phạt Nga của phương Tây bắt đầu có sự rạn nứt. EU đang có nguy cơ bị chia rẽ sâu sắc hơn nữa và các nước châu Âu khó có thể duy trì được sự đồng thuận cần thiết để tiếp tục các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Ngoài ra, chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dường như muốn chấm dứt cơ chế trừng phạt trên, khi nhiều cố vấn của ông Trump, đã chỉ trích cơ chế này. Thay vào đó, chính quyền Trump có thể sẽ chuyển sang khuyến khích đàm phán với Nga, mở đường cho các đồng minh của Mỹ cải thiện quan hệ với Nga mà không sợ bị Washington trừng phạt. Tokyo có thể sớm được tự do nối lại tiến trình lập lại quan hệ hữu nghị với Nga, và Moskva có thể tìm thấy cơ hội để tái định hình vị thế của họ trên trường quốc tế.

Chính quyền mới của Mỹ cũng khiến Nhật Bản quan ngại do chưa rõ liệu Washington có tiếp tục các mối quan hệ đối tác tại Đông Á hay không. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã gợi ý rằng Tokyo nên gánh nhiều trách nhiệm hơn để đảm bảo an ninh cho khu vực. Ngoài ra, ông Trump đã lên kế hoạch phá bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một nền tảng quan trọng trong chính sách cải cách kinh tế của ông Abe. Giống như nhiều đồng minh châu Âu của Mỹ, những tuyên bố tranh cử của ông Trump buộc Nhật Bản phải xem xét lại chính sách của họ đối với nước Nga.

Cả Nga và Nhật Bản đều đang chú trọng vào phát triển các mối quan hệ kinh tế, năng lượng và đầu tư, song song với việc thảo luận cách thức tăng cường quan hệ an ninh. Hai nước thậm chí đã đạt được một hiệp định cho phép hoạt động kinh tế chung trên quần đảo Nam Kuril có tranh chấp. Hiện tại, Moskva và Tokyo đang tìm kiếm những lĩnh vực có chung lợi ích để từ đó hai bên có thể bắt đầu gây dựng quan hệ, trong khi vẫn sẵn sàng để ngỏ cánh cửa cho những cuộc thương lượng rộng hơn sau này./.