Mới đây,óabỏtìnhtrạngvừađábóngvừathổicòlịch thi đấu cúp c1 đêm nay ngày 30/9, “siêu ủy ban” này đã chính thức đi vào hoạt động với kỳ vọng lớn về một bước ngoặt trong cải cách, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước
Không phải ngẫu nhiên cụm từ “siêu uỷ ban” thường được nêu trên báo chí khi đề cập đến Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN. Theo Nghị định 131/2018/NĐ-CP vừa được ban hành, ủy ban được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 DNNN, gồm 7 tập đoàn, 12 DN lớn. Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, đây đều là những “ông lớn”, “bà lớn”, nắm giữ những lĩnh vực then chốt, trọng yếu của nền kinh tế. Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 DN này là trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản hơn 2,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 30% tổng giá trị tài sản nhà nước tại DN.
Thời gian qua, quá trình cải cách DNNN đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của DNNN còn chưa tương xứng với nguồn lực, chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chính vì vậy, sự ra đời của ủy ban rất được dư luận xã hội quan tâm và đặt kỳ vọng rất lớn về việc đổi mới tư duy, quản trị của DNNN, tạo sự khác biệt lớn về hiệu quả hoạt động của DNNN.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, những bài học thành công và cả những bài học thất bại trong quản lý DNNN thời gian vừa qua sẽ giúp ủy ban tiếp cận, triển khai công việc, kịp thời có những quyết sách, tham mưu cho Đảng, Chính phủ trong việc tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện DNNN. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, ủy ban phải đối mặt với nhiều thách thức để xây dựng bộ máy, cán bộ tinh gọn, hiệu quả, có đủ năng lực quản trị DN theo các chuẩn mực tiên tiến, phòng chống triệt để thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong khối DNNN. Một điểm được Phó Thủ tướng nhấn mạnh là mô hình hoạt động của ủy ban nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN.
“Khi xây dựng đề án thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, mục tiêu của Chính phủ là xóa bỏ tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, khi các bộ chuyên ngành vừa ban hành chính sách trong lĩnh vực đó, đồng thời trực tiếp quản lý các DN, tập đoàn nhà nước. Chúng ta xây dựng khung pháp lý để tách chức năng quản lý và sản xuất kinh doanh của DN”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh trả lời trong cuộc họp báo của Chính phủ ngày 1/10.
Ủy ban không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của DN
Mục tiêu, kỳ vọng lớn như vậy nên vấn đề được quan tâm nhất là ủy ban sẽ quản lý như thế nào, hoạt động theo mô hình nào để tránh trở thành “một cơ quan quan liêu kiểu cũ, thành gánh nặng cho DN”, như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý. Theo Thứ trưởng Lê Quang Mạnh, ủy ban sẽ thay mặt Nhà nước giám sát khối tài sản, vốn nhà nước tại các DNNN, chứ không phải ủy ban sẽ sử dụng vốn này. Ủy ban chỉ tập trung giám sát vốn đó các DN dùng hiệu quả không, có khả năng, nguy cơ thất thoát hay không và sẽ triển khai các biện pháp can thiệp. “Ủy ban không phải người sử dụng vốn này, không can thiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của các DN”, ông Lê Quang Mạnh khẳng định.
Trước những băn khoăn về mô hình hoạt động của ủy ban, Chính phủ đã có định hướng rõ ràng trong hoạt động của cơ quan này. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn tại DN tập trung vào hoạt động giám sát chuyên nghiệp, hiện đại, bởi lâu nay công tác giám sát đang là điểm yếu trong quản lý DNNN. “Chúng ta xây dựng ủy ban này nhằm thực hiện giám sát thường xuyên hơn, công tác giám sát mỗi DN sẽ được trông coi kỹ càng, để phát hiện và giảm thiểu nguy cơ thất thoát lãng phí”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.
Song song với đó, ủy ban ra đời sẽ nâng cao trách nhiệm giải trình trong quá trình giám sát sử dụng vốn Nhà nước gắn với trách nhiệm quản lý, bảo tồn tài sản của Nhà nước trong các DN này với các cá nhân cụ thể. Chỉ khi trách nhiệm cá nhân cụ thể được làm rõ thì mới có cơ chế, cách thức để đảm bảo nguồn lực của đất nước không bị lãng phí.
Ứng dụng công nghệ hiện đại cũng là một yêu cầu quan trọng, cấp thiết đối với ủy ban. Theo Chủ tịch ủy ban Nguyễn Hoàng Anh, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN đã xây dựng lộ trình rõ ràng về việc ứng dụng công nghệ thông tin, đã có mô hình sử dụng dữ liệu lớn, quản lý giám sát hoạt động các DNNN một cách thường xuyên mà không cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ủy ban đã triển khai xây dựng phần mềm Bộ Chỉ số giám sát, đánh giá hiệu quả DN bao gồm các chỉ số để phân tích, đánh giá “sức khỏe” của DN, đặc biệt là có hệ thống cảnh báo các rủi ro về tài chính, quản trị. “Không cần đợi DN báo cáo chúng tôi mới có số liệu mà lúc nào Chính phủ, Thủ tướng cần là chúng tôi có để báo cáo ngay”, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, đã có rất nhiều bài học về kinh nghiệm quản lý, giám sát DNNN trên thế giới mà chúng ta có thể học tập. Theo bà, điều quan trọng là phải quy định thật minh bạch về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Thời gian tới, chỉ cần 2 cơ quan là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN để quản lý các DN lớn và tiếp tục giữ vai trò của SCIC. Với chỉ 2 cơ quan đầu mối này thì việc giám sát sẽ hiệu quả hơn, dễ truy cứu trách nhiệm. Hoàng Yến
顶: 7611踩: 4936
【lịch thi đấu cúp c1 đêm nay】Xóa bỏ tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”
人参与 | 时间:2025-01-10 08:07:22
相关文章
- Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- Chuyên gia: Không nên mua bán khi giá vàng biến động khó lường
- Thủ tướng yêu cầu công khai, minh bạch các gói tín dụng nhà ở xã hội
- Thái Bình: GRDP tăng 7,32%, thu hút đầu tư vượt 38.000 tỷ đồng
- Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- Soi kèo phạt góc Pyunik vs Trans Narva, 22h ngày 13/7
- ĐBQH: Chưa thấy nước nào cùng lúc đánh hai loại thuế với xăng như Việt Nam
- Người tiêu dùng bị tấn công bởi loạt chiêu mạo danh shipper lừa đảo
- Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- Thuế quan của ông Trump có thể tác động tới 6 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam?
评论专区