【lazio vs empoli】Chứng khoán 23/4: Tâm lý nghỉ ngơi chi phối giao dịch

chứng khoán“Chốt” được thì “chốt”

Không ai có thể chắc chắn thị trường sẽ diễn biến ra sao sau kỳ nghỉ dài ngày sắp tới. Cũng không ai dám chắc liệu có tin gì “sốc” được tung ra trong những ngày đó hay không. Đã không chắc chắn điều gì thì sự thận trọng là cần thiết.

Ảnh hưởng đầu tiên của tâm lý nghỉ ngơi trong hai ngày nay là hoạt động giao dịch trở nên cầm chừng: Thanh khoản sụt giảm và giá biến động thất thường do cung cầu kém.

Tổng khối lượng khớp lệnh phiên hôm nay tiếp tục thụt lùi 11% so với hôm qua,ứngkhoánTâmlýnghỉngơichiphốigiaodịlazio vs empoli đạt khoảng 112,2 triệu cổ phiếu. Giá trị cũng giảm 11%, đạt 1.707,6 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch tương đối kém khi hai phiên trước cũng trên 1.900 tỷ đồng.

Nhà đầu tư giảm nhiệt tình trong giao dịch là nguyên nhân chính dẫn đến thanh khoản giảm. Thị trường không phải là xấu nhưng cũng không có nhiều động lực, do tiền mặt được ưu tiên hơn. Một khi đã thiếu vắng nhà đầu tư mua vào thì thanh khoản cao hay thấp là do người bán bán ra.

Bản thân người bán cũng không thực hiện nhiều giao dịch, mặc dù hiệu ứng của việc bán ra trước kỳ nghỉ dài cũng làm cho giá suy yếu một chút. Hôm nay số cổ phiếu sụt giá là khá nhiều, gần 220 mã.

Đặt vào tâm lý của nhà đầu tư muốn tạm rút khỏi thị trường, khả năng dễ nhất là đối với người đang có lợi nhuận. Bảo toàn lợi nhuận bằng hành động chốt lời bao giờ cũng dễ hơn cắt lỗ. Do đó càng những cổ phiếu đã tăng tương đối nhanh thì rủi ro bị chốt lời càng lớn.

CII là ví dụ điển hình cho tâm lý này hôm nay, khi giá bất ngờ quay đầu giảm sàn, ngay sau phiên tăng đột biến 6% hôm qua. Hôm qua CII tăng mạnh là do các thông tin tích cực tại đại hội cổ đông, trong đó có việc quý 1 đã đạt 75% kế hoạch lợi nhuận năm. Nhà đầu tư đổ ào vào mua đẩy giá lên, nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho những ai muốn chốt lời.

Kể từ đầu tháng 4 đến ngày hôm qua, CII đã tăng giá gần 27%. Đây là mức lợi nhuận ngắn hạn quá tốt và quá khó để có thể từ chối hiện thực hóa, nhất là với những nhà đầu tư muốn nghỉ ngơi. CII hôm nay bị xả hơn 6,94 triệu cổ, trong khi hôm qua cũng mới giao dịch gần 5,7 triệu cổ. Như vậy là khá nhiều tiền đã được rút ra để “chơi 30/4”!

Danh sách các cổ phiêu sụt giá hôm nay rất dài. Những cổ phiếu rơi mạnh nhất với thanh khoản lớn là DLG, HBC, DXG, HHS, HAI, NBB… Hàng triệu cổ phiếu đã được chuyển nhượng từ những người muốn thoát ra cho những người sẵn sàng mua vào. Nhưng do nhu cầu mua ít hơn nhiều so với nhu cầu bán, giá đã giảm rất mạnh.

Blue-chips vẫn ổn định

Khó có thể nói với từng cổ phiếu cụ thể, nhưng mặt bằng chung là các blue-chips vẫn ổn định giá hơn các cổ phiếu còn lại. Chỉ số có thể bị tác động từ vài mã lớn, nhưng giá bình quân ở những cổ phiếu blue-chips hôm nay cũng không giảm nhiều.

VN-Index đóng cửa giảm 0,22% so với tham chiếu và “đáng trách” nhất vẫn là GAS, giảm 0,77%. Tiếp đến là DPM, cổ phiếu vừa tăng mạnh 1% hôm qua, hôm nay lại quay đầu giảm 1,63%. DPM cũng là một dạng bị chốt lời ngắn hạn do nhà đầu tư muốn “khoanh lãi” trước kỳ nghỉ. Trong 10 phiên gần đây DPM đã tăng xấp xỉ 7%. HSG, KDC, HPG, STB là những cổ phiếu lớn khác sụt giảm sâu hôm nay.

May mắn là chỉ số ít cổ phiếu nói trên sụt giảm mạnh, còn lại đều ở mức độ nhẹ từ 1-2 bước giá dưới tham chiếu, ngưỡng điều chỉnh thông thường. CTG vẫn tăng 0,57%, MBB tăng 0,74%, FPT tăng 1%, GMD tăng 1,37%, PVD tăng 0,9%, SSI tăng 0,97%, VIC tăng 0,41%, VSH tăng 1,5%...

Sàn Hà Nội cũng chứng kiến các cổ phiếu lớn điều chỉnh nhẹ nhàng. HNX-Index chỉ giảm 0,3%. Rơi giá đáng kể nhất chỉ có SHB giảm 1,18%, VCG giảm 0,78%, SCR giảm 1,37%, KLS giảm 2,15%. Những mã khác giảm mạnh nhưng vốn hóa không lớn. Số tăng lại có PVS tăng 1,17%, PVC tăng 0,43%, PGS tăng 1,02%, PVB tăng 0,8%, VND tăng 1,87%.

Sự ổn định của blue-chips là do lực đỡ từ dòng vốn dài hạn – thường không chịu ảnh hưởng của “định kiến” về kỳ nghỉ. Các cổ phiếu dạng này cũng đang trong một nhịp điều chỉnh ngắn hạn và ở quanh ngưỡng hỗ trợ. Đang có sự xung đột quan điểm giữa dòng vốn ngắn hạn và dòng vốn dài hạn, nhưng ít nhất ở các cổ phiếu lớn, dòng vốn dài hạn vẫn đang mua vào khá tốt để ổn định giá.

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

1.188,3 tỷ đồng (-19%)

71,1 triệu (-20%)

519,3 tỷ đồng (+15%)

41,1 triệu (+13%)

5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất

HSX

HNX

Khối lượng

Giá trị

Khối lượng

Giá trị

CII

6,942,320

151,506

KLF

12,507,155

110,641

PVD

1,221,470

67,729

FIT

4,292,615

61,500

HHS

3,336,630

67,089

PVS

2,005,110

51,643

FLC

4,527,730

47,278

NHP

923,000

23,630

CTG

1,926,830

33,827

PVB

599,000

22,677

Khánh Nhi