Nhận Định Bóng Đá

【cao thủ bắt đề】Đầu tư vốn nhà nước không hiệu quả

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Tập Đoàn dầu khí Việt Nam luôn đứng đầu danh sách các TĐ, TCT có đóng góp lớn nhất vào NSNN. Ảnh: ST cao thủ bắt đề

dau tu von nha nuoc khong hieu qua go tu co che

Tập Đoàn dầu khí Việt Nam luôn đứng đầu danh sách các TĐ,Đầutưvốnnhànướckhônghiệuquảcao thủ bắt đề TCT có đóng góp lớn nhất vào NSNN. Ảnh: ST

Nợ xấu cao

Trong Báo cáo về Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước cho thấy, năm 2012, khối các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định mặc dù khối TCT có mức tăng trưởng chậm hơn nhưng các TĐ, TCT vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của các DNNN trên toàn quốc. Vốn nhà nước đầu tư vào DN tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm 2006 lên đến trên 912.000 tỷ đồng năm 2012. Trong đó, vốn đầu tư vào các công ty mẹ là 857.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực trạng tài chính ở một số TĐ, TCT vẫn không mấy sáng sủa. Theo báo cáo hợp nhất, tổng số nợ phải trả của TĐ, TCT năm 2012 là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn. Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 1,46 lần. Trong đó, có 48 TĐ, TCT có tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, phần nhiều trong số này rơi vào các DN xây dựng, như: TCT XD Bạch Đằng (20,97 lần); TCT Xây dựng công trình giao thông 8 (20,02 lần); TCT Xây dựng công trình giao thông 1 (18,41 lần); TCT Đầu tư phát triển Đường cao tốc (14,04 lần); TCT Xây dựng Hà Nội (12,15 lần)…

Báo cáo hợp nhất cũng chỉ ra hiện có rất nhiều TĐ, TCT đang hoạt động phụ thuộc vào nguồn vốn vay nên chi phí tài chính lớn. Một số TĐ, TCT đang có nợ quá hạn như: TĐ Dầu khí Quốc gia Việt Nam (nợ quá hạn 2.174 tỷ đồng); TCT Hàng hải Việt Nam (6.681 tỷ đồng); TCT Cà phê Việt Nam (153 tỷ đồng); TCT Chè Việt Nam (26 tỷ đồng)…

Tình hình cũng không mấy sáng sủa khi các khoản nợ phải thu của các TĐ, TCT năm 2012 là 275.975 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.490 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2011, chiếm 4,89% tổng số nợ phải thu. Tỷ lệ Nợ phải thu/Tổng tài sản năm 2012 là 11,5% (năm 2011 là 14,4%). Một số Công ty mẹ có tỷ lệ Nợ phải thu/Tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) như: Công ty mẹ - TCT Xây dựng công trình giao thông 8 (nợ phải thu 1.036,885 tỷ đồng, bằng 66%); Công ty mẹ - TCT Xây dựng công trình giao thông 5 (nợ phải thu 684,357 tỷ đồng, bằng 62%); Công ty mẹ - TCT Xây dựng Thăng Long (nợ phải thu 795,466 tỷ đồng, bằng 60%); Công ty mẹ - TCT Thành An (nợ phải thu 839,628 tỷ đồng, bằng 56%); Công ty mẹ - TCT Xây dựng Trường Sơn (nợ phải thu 808,674 tỷ đồng, bằng 55%)...

Báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN 2014-2015 cũng đã chỉ ra một thực trạng, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn, lên tới 402.955 tỷ đồng, chiếm đến 43,7% tổng nguồn vốn. Trong đó đứng đầu danh sách này là nhiều TĐ, TCT lớn. Bên cạnh đó, một số TĐ, TCT hoạt động cũng lâm vào thua lỗ, tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và kinh doanh không hiệu quả.

Quy định theo nguyên tắc đặc thù để quản chặt hơn

Để quản lý vốn nhà nước đầu tư và sản xuất kinh doanh hiệu quả, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định cụ thể, trong đó có Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tại Nghị định này, Chính phủ đã quy định rõ thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trong việc huy động vốn; đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định; thanh lý, nhượng bán tài sản cố định… ở mức dưới 50% vốn chủ sở hữu hoặc nhỏ hơn 50% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, cũng như Người đại diện trong quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác… Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cần có một văn bản quy phạm pháp luật đủ sức nặng để điều chỉnh quét tất cả các quy định trên đây, nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả phần vốn nhà nước đầu tư tại DN.

Chính vì vậy, Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh dự kiến trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII vào cuối năm nay sẽ góp phần quan trọng vào việc sử dụng hiệu quả vốn nhà nước tại DN.

Dự thảo Luật đã đưa ra các quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý mang tính đặc thù riêng của Nhà nước, chặt chẽ và bao quát hơn so với nguyên tắc quản trị DN quy định tại Luật DN. Tại dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh, chủ DNNN không được quyết định quá 50% vốn chủ sở hữu; hoặc huy động vốn không được quá 3 lần đối với DN 100% vốn nhà nước; DN dưới 100% vốn nhà nước phải thông qua người đại diện vốn như đối với công ty cổ phần và sẽ phải biểu quyết trước đại hội cổ đông. Ngoài ra, trong quy định về cơ cấu lại vốn có một phần quan trọng về nguyên tắc thoái vốn, cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, chuyển giao… nhằm tạo đà cho tiến trình tái cơ cấu DNNN.

Cùng với quy định chặt chẽ hơn về mặt nguyên tắc đầu tư vốn, những quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN cũng được chú trọng. Hiện nay cơ chế giám sát của Quốc hội và các chủ thể liên quan khác đối với hoạt động của DNNN chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ, tương xứng với với hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN dẫn đến hạn chế về tính minh bạch và công khai của hoạt động này. Ngoài ra, chế tài xử lý các hành vi vi phạm đối với DNNN cũng có phần chưa đồng bộ, việc quản lý giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa nghiêm nên tính tuân thủ pháp luật về chế độ tài chính, công khai thông tin, báo cáo của DNNN chưa cao, chưa chú trọng và quan tâm.

Để khắc phục tình trạng này, dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN đã có một chương quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động DNNN. Trong đó, về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý, giám sát của chủ sở hữu đối với DNNN, Dự án Luật quy định nội dung giám sát, gồm việc quản lý vốn và tài sản của DN, việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN; vai trò của Quốc hội trong việc giám sát việc ban hành các chính sách về đầu tư vốn nhà nước vào DN, giám sát việc đầu tư vốn nhà nước vào DN để hình thành tài sản của DN hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc các dự án, công trình quan trọng của quốc gia do Quốc hội phê chuẩn và thực hiện các giám sát tối cao khác theo quy định; hoạt động giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu của DN sẽ được tiến hành thường xuyên; và giám sát tài chính.

Trả lời báo chí gần đây, Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến khẳng định, với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh trình Quốc hội xem xét cho ý kiến vừa qua, những quy định nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình tái cơ cấu DNNN như thoái vốn, cổ phần hóa, hay sắp xếp đổi mới DN… sẽ được Luật hóa. Khi chính thức được Quốc hội thông qua, đây sẽ là văn bản pháp lý cao nhất nhằm thúc đẩy tái cơ cấu, đổi mới và thu hẹp DNNN trong thời gian tới.

Theo số liệu báo cáo của các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2012, cả nước có 846 DNNN. Trong đó: Có 8 TĐ kinh tế (không bao gồm Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam); Có 97 TCT nhà nước; 22 Công ty TNHH MTV độc lập hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- công ty con; 291 Công ty TNHH MTV độc lập hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích; 428 Công ty TNHH MTV độc lập hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại.

Năm 2012, các TĐ, TCT nộp NSNN đạt 200.141 tỷ đồng, tăng 7,5% so với thực hiện năm 2011. Trong đó, số thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa là 173.656 tỷ đồng, chiếm 87% tổng số thu nộp NSNN (thu từ hoạt động kinh doanh XNK là 26.485 tỷ đồng); tăng lớn nhất là thuế GTGT, tăng 45% so với thực hiện năm 2011 và chiếm 25% tổng số thu nộp NSNN.

Đóng góp số thu lớn vào NSNN chủ yếu là các TĐ, TCT như: TĐ Dầu khí Quốc gia Việt Nam (101.205 tỷ đồng); TĐ Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (14.028 tỷ đồng); TĐ Điện lực Việt Nam (12.539 tỷ đồng); TĐ Viễn thông Quân đội (10.987 tỷ đồng).

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap