88Point

Nhiều ngành kinh tế sẽ được hưởng lợi từ TPP, nếu các quốc gia cũng như các DN có sự chuẩn bị tốt. ( kèo bóng đa tv

【kèo bóng đa tv】Động lực cho sản xuất trong nước

dong luc cho san xuat trong nuoc

Nhiều ngành kinh tế sẽ được hưởng lợi từ TPP,Độnglựcchosảnxuấttrongnướkèo bóng đa tv nếu các quốc gia cũng như các DN có sự chuẩn bị tốt. (Ảnh: HỒNG NỤ)

Đã chủ động theo dõi và chuẩn bị

Đó là khẳng định của đại diện ngành gỗ khi đón nhận thông tin 12 quốc gia tham gia TPP đã đạt được những thỏa thuận cuối cùng. Giải thích cho điều này, ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: Thời gian qua có nhiều hiệp định mà Việt Nam tham gia có liên quan đến ngành gỗ, nên chúng tôi rất quan tâm đến việc tìm gỗ có nguồn gốc, chứng chỉ gỗ hợp pháp, vì thế chúng tôi đã quen với các thị trường có các loại gỗ này. Hơn nữa, chúng tôi có nhiều năm bán gỗ cho nước ngoài, vì thế họ cũng quan tâm giúp đỡ cho Việt Nam có cách tiếp cận mới tránh những rủi ro. Có thể nói DN ngành gỗ chúng tôi cũng đã có “vốn liếng” nhất định, vì thế khi tiếp cận với hiệp định lớn hơn là TPP, chúng tôi đã có sự khởi đầu rất tốt để tiếp cận với các nước khác.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, DN ngành gỗ Việt Nam đã theo dõi TPP nhiều năm và rất kỳ vọng vào Hiệp định này. Hiện nay mỗi năm ngành gỗ Việt Nam có kim ngạch XNK vào các quốc gia này bình quân khoảng 2 tỷ USD. Sau này nếu Hiệp định được mở rộng, kỳ vọng kim ngạch XNK của chúng tôi cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Có những nước trong TPP đã có quan hệ lâm nghiệp với Việt Nam rất lâu đời như Mỹ, Canada, Malaysia... Tham gia TPP, chúng tôi sẽ được mở rộng thị trường với các nước khác. Bên cạnh đó, ngành gỗ của các quốc gia trong TPP rất phát triển, công nghệ rất tiên tiến và chúng tôi có thể tiếp cận được công nghệ này.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tử Cương, Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng: Khi tham gia TPP, hai ngành hưởng lợi nhất là dệt may và thủy sản. Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam cạnh tranh tốt hơn trước các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ. Nếu thuế quan được dỡ bỏ, giá hàng thủy sản của Việt Nam sẽ thấp hơn các đối thủ từ 4-16%. Thủy sản Việt Nam được phép XK vào Mỹ từ năm 1997, khi đó có 165 DN tham gia XK vào thị trường này. Đến nay, số DN đã tăng lên thành gần 500 DN. Như vậy số DN này sẽ được hưởng lợi. Nhu cầu tại thị trường Mỹ có thể không tăng, nhưng sản phẩm của Việt Nam sẽ có mức giá cạnh tranh hơn.

“Năm nay sản xuất trong nước vẫn ổn, nhưng do các nước châu Âu suy thoái nên sản phẩm dồn sang Mỹ. Điều này khiến giá giảm mạnh, giảm tới 16-25%. Giá cá tra quá rẻ khiến người nuôi không thả con giống nữa. Cho nên hiệu ứng của việc hoàn tất đàm phán TPP, có thể sẽ phải đợi đến quý I sang năm. Chúng tôi dự báo sẽ có thêm cú hích cho sản xuất các sản phẩm thủy sản trong nước, do DN Việt Nam dễ bán hàng hơn”, ông Cương nhận định.

Cần phát huy vai trò đầu tàu của DN lớn

Dệt may được cho là một trong những ngành được hưởng lợi lớn trong TPP khi thuế suất vào các nước sẽ giảm từ mức 17% hiện tại xuống 0%. Tuy nhiên, bức tranh tươi sáng đó không dễ dàng đạt được khi ngành dệt may trong nước phải giải quyết được bài toán về xuất xứ.

Ông Phí Ngọc Trịnh, Phó Giám đốc Công ty May Hồ Gươm cho biết, hiện nay các sản phẩm của may Hồ Gươm chủ yếu đang xuất vào Mỹ và Canada. Cũng như các DN dệt may, DN rất vui mừng vì đám phán TPP kết thúc tốt đẹp, hy vọng các DN sẽ nhận được nhiều đơn hàng hơn trong các mùa tiếp theo. Tuy nhiên, ông Trịnh cũng lo lắng, quy tắc xuất xứ là cái khó đối với tất cả các DN dệt may nói chung, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may của Việt Nam còn kém, các DN hầu hết phải NK nguyên phụ liệu từ nước ngoài (không nằm trong TPP) nên rất khó khăn. May Hồ Gươm chủ yếu NK nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, hiện DN đang tìm nguồn thay thế ở các nước tham gia TPP bởi các DN dệt trong nước nhưng chưa đáp ứng được do giá cao, thời gian sản xuất kéo dài.

Hiện nay vấn đề lớn nhất trong đầu tư công nghiệp phụ trợ dệt may là vốn và công nghệ, sau đó là vấn đề xử lý môi trường. Để đầu tư một nhà máy dệt nhuộm chi phí khoảng 20 triệu USD, nhưng người ta cũng phải mất thêm 20 triệu USD cho công tác xử lý môi trường. Điều này đặc biệt khó với DN trong nước. Tuy nhiên, thời gian ân hạn cũng chỉ được 3 năm. Trong vòng 3 năm, nếu không đạt được sự phát triển của công nghiệp phụ trợ thì TPP sẽ không có nhiều cơ hội như kỳ vọng ban đầu. Vì vậy, theo ông Trịnh, thời gian còn quá ngắn nên DN chỉ có thể tập trung vào đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ, về phần môi trường cần có một đơn vị nào đó đứng ra xử lý bằng cách “Chính phủ cần có những chính sách làm các khu công nghiệp dệt sợi trung tâm và Nhà nước hỗ trợ bằng cách thiết lập các hệ thống xử lý nước thải cho các DN dệt sợi trong đó”.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng: Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi sẽ là ngành bị tổn thương đầu tiên. Thịt, trứng, sữa… sẽ nhập vào Việt Nam nhiều hơn. Nếu không có hàng rào kỹ thuật thì 11 triệu hộ chăn nuôi sẽ rất khó khăn. Đây là điều đã nằm trong dự tính. Cụ thể hơn, theo ông Lịch, trứng là sản phẩm Việt Nam có ưu thế, thịt gia cầm chúng ta cũng có thể làm được. Tại sao Thái Lan cũng bị mắc các bệnh như lở mồm long móng, lợn tai xanh… mà mỗi năm vẫn XK được vào Nhật Bản đến 4 tỷ USD. Việt Nam cũng làm được nếu biết sản xuất trang trại quy mô lớn ở những khu vực miền núi, xa khu dân cư. Nếu làm trang trại nhỏ thì không thể tiếp cận được thị trường khu vực và thế giới. “Trước đây, chúng ta chỉ xem thị trường của một tỉnh, của cả nước, thì nay, chúng ta phải xem thị trường Đông Nam Á, thị trường thế giới là mục tiêu hướng đến của các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. Muốn nhảy vào các thị trường này, yêu cầu số 1 là chất lượng sản phẩm phải tốt. Hai là vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo. Thứ ba mới là giá cả cạnh tranh”, ông Lịch nhấn mạnh. Theo đại diện ngành chăn nuôi, người Việt Nam chưa có khái niệm về những vấn đề này, sử dụng thực phẩm dư thừa để nuôi, miễn là có thịt để bán chứ không chú ý đến chất lượng. Đó là lý do sử dụng chất cấm, chất tạo nạc, kháng sinh… trong chăn nuôi tràn lan. Vào TPP, ngành chăn nuôi phải quan tâm đến những yếu tố đó.

Ông Lê Bá Lịch cho rằng phải quyết liệt trong sản xuất, tổ chức lại sản xuất và quản trị DN tốt. Những điều này chỉ DN lớn mới làm được, DN nhỏ hay hộ kinh doanh không thể làm được. Ngành nông nghiệp cần chỉ đạo DN lớn phát huy tinh thần là đầu tàu để tham gia TPP bằng cách xây dựng các trang trại quy mô lớn, giống vật nuôi, thú y cũng phải nâng cao mới chống chọi được với các sản phẩm của Mỹ, Canada.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng:

Với Việt Nam, chúng ta đã chủ động và tích cực hội nhập từ khá lâu, có thể nói, Việt Nam không còn quá xa lạ với hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù trình độ phát triển của Việt Nam còn một khoảng cách so với một số nước TPP và một số cam kết trong hiệp định này khá mới mẻ đối với chúng ta, như trong các lĩnh vực lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, mua sắm Chính phủ, DNNN...

Bên cạnh đó, trên thực tế, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng đang hướng tới một nền hành chính công hiệu quả, minh bạch, dễ dự đoán, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tất cả các hiệp định quốc tế nên việc ta tham gia Hiệp định TPP là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc và định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước. Việc tham gia Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn cao cũng giúp đẩy nhanh các quá trình xây dựng lại các thực thể kinh tế, đẩy mạnh cơ chế kinh tế theo định hướng thị trường, trong đó có cả vấn đề về cơ cấu lại DNNN. Những chính sách này phù hợp với mục tiêu và tiêu chuẩn của Hiệp định TPP. Vì thế, ta cũng không hoàn toàn quá bị động khi thực thi các tiêu chuẩn của TPP.

Có những tiêu chuẩn cao mà Việt Nam và các nước có trình độ phát triển thấp trong TPP cần thêm thời gian để nâng cao năng lực, sửa đổi pháp luật, thủ tục, quy trình, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ thực thi. Đối với những lĩnh vực này, Việt Nam sẽ được áp dụng những thời gian chuyển đổi thích hợp, nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nước TPP phát triển hơn để đảm bảo đến một thời điểm nào đó, ta có thể sẵn sàng thực thi, áp dụng những tiêu chuẩn ngang bằng các nước TPP phát triển”.

H.A (tổng hợp)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap