【porto vs arouca】Đồng Phú nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm
BP - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nporto vs arouca giải quyết việc làm, cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện là một trong 2 chương trình đột phá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Phú lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Sau hơn 2 năm triển khai, UBND huyện đã có nhiều giải pháp đưa nguồn nhân lực phục vụ các khu công nghiệp phát triển nhanh cả về số và chất lượng; hình thành đội ngũ lao động có trình độ, cơ cấu ngành nghề hợp lý, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất và thu nhập của người lao động.
Chú trọng đào tạo nghề
Để thực hiện chương trình đột phá, huyện đã xây dựng kế hoạch gắn đào tạo nghề với các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch... Hằng năm, Phòng GD-ĐT huyện đã chỉ đạo các trường THCS định hướng tốt cho học sinh trên cơ sở học lực của các em để đăng ký học cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, khi ra trường các em vừa có bằng trung học phổ thông vừa có bằng nghề. Từ năm học 2015-2016 đến 2017-2018, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và chi hỗ trợ học phí cho 299 lượt học sinh, sinh viên với số tiền 976,12 triệu đồng.
Buổi thực hành kỹ thuật của học viên lớp trồng nấm tại xã Tân Lập
Ngoài ra, các trường THPT đã thực hiện hướng nghiệp nhằm giúp học sinh lựa chọn, định hướng ngành nghề đào tạo phù hợp năng lực bản thân và nhu cầu xã hội... Các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp được mời về để gặp gỡ, tư vấn và cung cấp những thông tin về hệ thống ngành nghề và các trường đào tạo nghề, giới thiệu ngành nghề mà xã hội, địa phương đang có nhu cầu. Nhờ vậy, người lao động dần nâng cao nhận thức về nghề nghiệp từ chỗ học theo phong trào chuyển sang học nghề để tìm được việc làm. Các cơ sở dạy nghề đã dần chuyển từ dạy theo năng lực có sẵn sang đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu người lao động. Từ đó đã thực hiện có hiệu quả sự phối hợp giữa người lao động với doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi đào tạo. Kết quả, năm 2016, toàn huyện đào tạo nghề trên 1.360 lao động, đạt 100%; năm 2017 là 1.424 lao động, đạt 102%; 5 tháng đầu năm 2018 là 1.945 lao động, đạt 134% kế hoạch năm.
Hỗ trợ giải quyết việc làm
Từ năm 2016, UBND huyện đã phân bổ vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động với 7,498 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 300 lao động, giúp người được vay vốn có việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống. Cùng với đó, huyện tăng cường tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp, tổ chức phiên giao dịch việc làm với sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn để đưa thông tin về tuyển dụng của các công ty đến người lao động và thông tin tìm việc làm của người lao động đến công ty cần tuyển dụng. Qua đó đã giúp nhiều lao động lựa chọn nghề phù hợp với điều kiện thực tế. Thông qua các phiên giao dịch việc làm đã có khoảng 500 lao động xin được việc tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước.
Quan tâm đến việc xuất khẩu lao động, chị Nguyễn Thị Nga, xã Tân Tiến (Đồng Phú) cho biết: Con tôi học nghề may và làm công nhân may đã 2 năm. Giờ tôi muốn cho con đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản nhưng không biết công ty nào uy tín để đăng ký. Thông qua phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại địa phương, mọi băn khoăn của tôi được nhân viên tuyển nhân sự Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Haindecosg tư vấn và giải đáp thỏa đáng.
Năm 2016, toàn huyện giải quyết việc làm cho 3.550 lao động, đạt 100%; năm 2017 là 3.708 lao động, đạt 100%; 5 tháng đầu năm 2018 là 2.145 lao động, đạt 60% kế hoạch năm. Với các giải pháp thiết thực, phù hợp tình hình thực tế địa bàn, tin rằng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đồng Phú phát triển “đột phá”, toàn diện sau năm 2020.
Minh Hiền