Ngoại Hạng Anh

【bd kq truc tuyen】Ngân sách luôn tăng chi cho nông nghiệp, nông thôn

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:TS. Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính đã cho biết bd kq truc tuyen

TS. Nguyễn Viết Lợi,ânsáchluôntăngchichonôngnghiệpnôngthôbd kq truc tuyen Viện trưởng, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính đã cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về vai trò của thể chế, chính sách tài chính trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn.

PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về sự hỗ trợ của chính sách tài chính đối với quá trình CNH, HĐH ngành nông nghiệp thời gian qua?

TS. Nguyễn Viết Lợi: Trong thời gian qua, thể chế và các công cụ của chính sách tài chính như đầu tư công từ nguồn NSNN, chính sách thuế, tín dụng, bảo hiểm và hỗ trợ tài chính… đã được các bộ, ngành phối hợp áp dụng chặt chẽ và tương tác lẫn nhau cùng thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.

Cụ thể, Nhà nước tăng cường đầu tư từ NSNN cho nông nghiệp, nông thôn và liên tục được mở rộng, tốc độ chi NSNN cho nông nghiệp, nông thôn cơ bản được duy trì cao hơn tốc độ tăng chi NSNN chung những năm gần đây.

Tỷ lệ chi cho nông nghiệp, nông thôn trong tổng chi NSNN đã tăng từ 32,8% năm 2008 lên 41,3% năm 2013. Trong giai đoạn 2009-2013, tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đạt 520.441 tỷ đồng, bằng 51,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu chính phủ (TPCP), tăng 2,62 lần so với 5 năm trước.

Cùng với vốn đầu tư từ NSNN và TPCP, vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng luôn duy trì được tăng với tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng chung cho nền kinh tế, bình quân đạt 21%/năm. Tổng dư nợ năm 2014 ước đạt gần 760 nghìn tỷ đồng...

Từ đó, nền nông nghiệp của đất nước tiếp tục phát triển theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với năng suất và chất lượng ngày càng cao.

Ngân sách luôn tăng chi cho nông nghiệp, nông thôn
Tỷ lệ chi cho nông nghiệp, nông thôn trong tổng chi NSNN đã tăng từ 32,8% năm 2008 lên 41,3% năm 2013. Trong giai đoạn 2009-2013, tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đạt 520.441 tỷ đồng, bằng 51,67% tổng vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và trái phiếu chính phủ (TPCP), tăng 2,62 lần so với 5 năm trước.   TS. Nguyễn Viết Lợi

PV: Có nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách hỗ trợ tài chính đã phát huy hiệu quả trong việc cải thiện diện mạo nông thôn, giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nông thôn phát triển, tuy nhiên, chính sách đó vẫn còn một số tồn tại. Ông đánh giá thế nào về điều này?

TS. Nguyễn Viết Lợi: Mặc dù đã đẩy mạnh nhưng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, hiện mới đáp ứng 55 - 60% nhu cầu. Vốn FDI vào nông nghiệp, nông thôn còn thấp và có xu hướng giảm dần.

Chính sách huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới cũng cho thấy một số hạn chế như: Chưa có hướng dẫn về cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án; định mức phân bổ ngân sách hàng năm cho các địa phương thấp; ưu tiên phân bổ từ ngân sách Trung ương cho Chương trình còn thấp và có xu hướng giảm từ 9,4% năm 2011 xuống còn 1,7% năm 2014...

Bên cạnh đó, chính sách miễn, giảm thuế vẫn chưa gắn chặt trách nhiệm của nông dân với xã hội về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Ví dụ như, chính sách miễn, giảm thủy lợi phí còn thiếu chế tài trong quản lý, tạo ra tâm lý ỷ lại trong nông dân.

Không những vậy, một số quy định về tín dụng ngân hàng khá chặt chẽ khiến nhiều hộ nông dân không có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay như quy định đối tượng muốn vay vốn ngân hàng phải chứng minh năng lực tài chính, phải có hiệu quả sản xuất năm sau cao hơn năm trước…

Ngoài ra, cơ chế chính sách huy động nguồn lực từ khu vực tư chưa đủ hấp dẫn.

PV: Vậy, để đẩy mạnh quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, các cơ chế, chính sách tài chính cần tập trung vào những điều gì, thưa ông?

TS. Nguyễn Viết Lợi:Thứ nhất, tăng hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư của NSNN và các nguồn vốn đầu tư công khác cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo hướng hiện đại, chế biến tinh, chế biến sâu; giảm dần và tiến tới hạn chế xuất khẩu nông sản thô. Tiếp tục dành nguồn tín dụng ưu đãi để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong phát triển hạ tầng nông thôn.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện ưu đãi ở mức cao về tài chính cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với các dự án áp dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến sâu…

Thứ tư, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thông qua: Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, tăng nguồn vốn tín dụng; đơn giản hóa thủ tục hành chính về cho vay...

Thứ năm, đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; cải thiện môi trường đầu tư ở nông thôn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư vào khu vực nông thôn./.

PV: Xin cảm ơn ông!

Khánh Linh

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap