88Point

Luật mới được kỳ vọng sẽ nâng cao khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả; tiết kiệm, công khai, min nhan dinh fulham

【nhan dinh fulham】Quản lý hiệu quả tài sản công

quan ly hieu qua tai san cong

Luật mới được kỳ vọng sẽ nâng cao khả năng khai thác,ảnlýhiệuquảtàisảncônhan dinh fulham sử dụng có hiệu quả; tiết kiệm, công khai, minh bạch tài sản công

Quản chặt

Thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác quản lý, sử dụng TSC đã có những chuyển biến tích cực.

Đầu tiên là việc quản lý xe công của các bộ, ngành, địa phương đã dần đi vào nề nếp với việc ban hành Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Triển khai thực hiện, dự kiến số xe ô tô phục vụ công tác chung sẽ dôi ra khoảng 7.000 xe. Số xe này sẽ được điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu xe so với tiêu chuẩn, định mức hoặc bán, thanh lý thu tiền nộp NSNN. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp, điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, những nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí và tiết kiệm chi phí mua sắm mới trong điều kiện ngân sách còn khó khăn. Năm 2015, đã điều chuyển 304 xe ô tô với tổng nguyên giá 197 tỷ đồng; điều chuyển 157 tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên với tổng nguyên giá 346 tỷ đồng. Đặc biệt, để điều hành dự toán NSNN năm 2016, Quốc hội đã có Nghị quyết số 99/2015/QH13, trong đó có yêu cầu từng bước khoán xe công đối với một số chức danh.

Công tác quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được gắn chặt với việc triển khai sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất phương án xử lý đối với 154.681 cơ sở nhà đất. Cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp của 123.413 cơ sở với tổng diện tích là 1.965,7 triệu m2 đất và 115 triệu m2 nhà. Trong đó, giữ lại tiếp tục sử dụng 1.856,2 triệu m2 đất và 108,3 triệu m2 nhà; bán chuyển nhượng gần 6,3 triệu m2 đất; thu hồi trên 9 triệu m2 đất; chuyển mục đích sử dụng đất trên 3,3 triệu m2. Tổng số tiền thu được từ bán, chuyển nhượng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cả nước đạt 35 nghìn tỷ đồng. Thông qua việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước, ngoài việc huy động nguồn lực trực tiếp từ nhà, đất bổ sung nguồn vào NSNN để chi cho đầu tư phát triển, còn huy động được nguồn vốn từ các nhà đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch của địa phương.

Việc quản lý, xử lý tài sản xác lập sở hữu Nhà nước và tài sản dự án sử dụng vốn Nhà nước được triển khai triệt để. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, Bộ Tài chính đã xử lý tài sản của 10 dự án đã kết thúc với tổng nguyên giá tài sản xử lý trên 44 tỷ đồng, tổng giá trị còn lại là 26,5 tỷ đồng.

Không chỉ vậy, Bộ Tài chính đã chủ động, kịp thời hướng dẫn, xử lý khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước, đến giữa năm 2016, số thu tiền sử dụng đất đã đạt trên 70% dự toán.

Coi tài sản là nguồn lực

Tuy “cân đo” được những kết quả cụ thể, song hiện tượng lãng phí, sử dụng TSC kém hiệu quả vẫn còn. Để khắc phục triệt để và tận dụng được toàn bộ nguồn lực trong lĩnh vực này, Bộ Tài chính đang triển khai khá nhiều giải pháp.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý, sử dụng TSC để thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đã ban hành từ năm 2008. Dự kiến, Luật này sẽ được Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10-2016. Theo Cục trưởng Cục Quản lý công sản Trần Đức Thắng, Luật mới được xây dựng trên quan điểm đưa ra những nguyên tắc chung nhất trong quản lý, sử dụng TSC; đổi mới phương thức theo hướng nắm chắc, phản ánh đầy đủ TSC cả về giá trị và hiện vật. Dự thảo Luật đưa ra các nhóm nguyên tắc để áp dụng thống nhất trong quản lý, sử dụng TSC, trong đó chú trọng giao quyền quản lý, quyền sử dụng cho cơ quan, tổ chức, và các đối tượng khác nhằm xác định rõ chủ thể sử dụng gắn với trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý, sử dụng; tiết kiệm, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng TSC.

Dự thảo Luật sẽ “coi TSC là nguồn lực quan trọng”, từ đó khai thác TSC hợp lý, tạo nguồn tài chính từ tài sản, đóng góp hiệu quả và phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh... Đặc biệt, để đảm bảo việc công khai TSC đi vào thực chất, ngoài chức năng kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, dự thảo Luật bổ sung quy định về giám sát của cộng đồng đối với TSC. Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức việc giám sát TSC của cộng đồng, tập trung vào những nội dung như việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC; tình hình quản lý, sử dụng TSC và việc thực hiện công khai.

Một giải pháp nữa cũng đã được bắt tay vào thực hiện là triển khai mua sắm tập trung (MSTT). Đầu năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 08/2016/QĐ-TTg về mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung và Bộ Tài chính đã có Thông tư số 34/2016/TT-BTC công bố Danh mục tài sản MSTT cấp quốc gia. Cho đến nay, nhiều đơn vị, địa phương cũng đã ban hành Danh mục tài sản MSTT trong phạm vi của mình. Đánh giá tác động khi thực hiện, ông Trần Đức Thắng cho biết: Nếu triển khai phương thức MSTT tốt, số tiền tiết kiệm được có thể chiếm đến khoảng 15%/tổng giá trị mua sắm. Chi mua sắm tài sản Nhà nước hàng năm của Việt Nam chiếm khoảng 20% chi ngân sách, tương đương khoảng 200.000 tỷ đồng/năm. Như vậy, nếu triển khai MSTT toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ như ở một số nước thì hàng năm dự kiến sẽ tiết kiệm chi ngân sách là 30.000 tỷ đồng/năm do giá giảm vì mua sắm số lượng lớn; giảm đầu mối thực hiện mua sắm và giảm đáng kể chi phí để tổ chức đấu thầu.

Thực hiện MSTT sẽ khắc phục được tình trạng mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức, vượt nhu cầu thực tế và mua sắm xa xỉ, không hiệu quả; hạn chế tiêu cực, sai phạm trong việc mua sắm công do việc thực hiện mua sắm được chuyên nghiệp hóa, công khai, minh bạch. Khi phương thức MSTT đi vào vận hành một cách chuyên nghiệp sẽ giảm bộ máy và biên chế trong mua sắm công. Theo phương án như hiện nay từ hàng chục nghìn đầu mối mua sắm sẽ giảm còn khoảng 170 đầu mối MSTT, gồm 2 đơn vị MSTT cấp quốc gia, 42 đầu mối thuộc các bộ, cơ quan Trung ương và 126 đầu mối của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap