【bxh vô địch pháp】Ngành Y tế đang từng bước triển khai khám chữa bệnh từ xa
Xung quanh chủ đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Y tế).
PV: Xin ông cho biết về việc triển khai ứng dụng CNTT của ngành Y tế, giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong thời gian qua?
PGS.TS Trần Quý Tường:Đến nay, việc kết nối liên thông dữ liệu khám chữa bệnh giữa cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm trên toàn quốc đã đạt 99,5% (bao gồm cả trạm y tế xã); đã kết nối liên thông dữ liệu với cơ quan bảo hiểm xã hội tuân thủ bộ mã danh mục dùng chung ngành Y tế, được phê duyệt theo Quyết định 3465/QĐ-BYT ngày 14/7/2016 và quy định chuẩn về định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngoài ra, gần 100% bệnh viện đã có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện. Trên 75% bệnh viện ứng dụng CNTT đạt mức độ 3, áp theo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016 của Bộ Y tế.
Ngành Y tế triển khai thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) tại 10 bệnh viện gồm: Hữu nghị, Trung ương Quảng Nam, Thống nhất, Đa khoa quốc tế Hải Phòng, Đa khoa Phú Thọ, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Nhân dân Gia Định, Quận Thủ Đức, Đa khoa Hà Tĩnh, Đa khoa thành phố Vinh.
Việc kết nối ứng dụng CNTT với một số bộ, ngành chuyên môn cũng có kết quả tốt. Theo đó, Bộ Y tế đã triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến đạt 100%, kết nối hải quan một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.
Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử, kết nối liên thông với Văn phòng Chính phủ, hơn 20 bộ, ngành và 56 UBND tỉnh, thành phố, công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
|
Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã bước đầu hình thành mạng lưới y tế từ xa. Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạt nhân triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa với 11 bệnh viện đa khoa vệ tinh tuyến tỉnh, thành phố gồm Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào Cai, Ninh Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Xanh Pôn (TP. Hà Nội). Bệnh viện Việt Đức triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa với 7 bệnh viện đa khoa vệ tinh tuyến tỉnh, thành phố gồm Hà Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Điện Biên, Lào Cai, Bắc Giang.
Song song với đó, Bộ Y tế cũng thực hiện đề án triển khai bệnh án điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế được triển khai tại một số bệnh viện trên cả nước như: Y học cổ truyền Trung ương, Phụ sản Trung ương, Nhi Trung ương, Trung ương Huế, Đa khoa Hà Tĩnh, Nhi Thanh Hóa, Quận Thủ Đức, TP. Vinh, Nghệ An).
PV: Với những thành công của ứng dụng CNTT của ngành Y tế và đặc biệt là của một số bệnh viện như vậy, ông nhìn nhận thế nào về việc phát triển đề án y tế điện tử trong ngành?
PGS.TS Trần Quý Tường: Việc ứng dụng CNTT sẽ góp phần xây dựng thành công đề án Chính phủ điện tử. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Cục CNTT, được thực hiện theo ba chương trình bao gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai thống kê y tế điện tử, từng bước hình thành trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế.
Phấn đấu đến hết năm 2019, ngành Y sẽ hình thành Trung tâm dữ liệu quốc gia về y tế; xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử và phần mềm quản lý trạm y tế xã/phường/thị trấn. Đây được đánh giá là hợp phần dự án có tính thực tiễn cao, trực tiếp giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, bằng việc tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm đảo tính chính xác về số liệu, con số điều tra.
Bên cạnh đó, Cục CNTT cũng được giao đề án phát triển y tế thông minh với 5 mục tiêu đề ra: Xây dựng cơ sở pháp lý để ứng dụng và phát triển y tế thông minh; đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu y tế quốc gia và hạ tầng kỹ thuật cho phát triển y tế thông minh; ứng dụng, phát triển y tế thông minh trong khám chữa bệnh và phòng bệnh; ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất dược phẩm, trang thiết bị y tế và vắc xin, sinh phẩm y tế; ứng dụng, phát triển y tế thông minh trong công tác quản lý về y tế, hiện đại hóa dịch vụ công trực tuyến, góp phần hoàn thiện Chính phủ điện tử.
PV: Mặc dù ngành Y tế đã có có nhiều nỗ lực trong triển khai, thực hiện đề án phát triển y tế thông minh, song trên thực tế dường như vẫn còn nhiều mục tiêu chưa đạt như mong muốn, vậy lý do là gì, thưa ông?
PGS.TS Trần Quý Tường:Trong quá trình triển khai, ngành Y tế đã gặp phải một số khó khăn như: Chưa ban hành quy định kinh phí CNTT được tính vào giá thành dịch vụ y tế và được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định. Cơ chế thuê dịch vụ hiện nay chưa rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ chuyên ngành, nên việc triển khai thuê dịch vụ CNTT ở các đơn vị gặp rất nhiều khó khăn...
Ngoài ra, chưa có đủ cơ sở pháp lý để triển khai bệnh án điện tử, như chưa có mã bệnh nhân hoặc mã an sinh xã hội, thông tư hướng dẫn về bệnh án điện tử, hay quy định về chữ ký số sử dụng trong cơ sở khám, chữa bệnh, quy định việc lưu trữ bệnh án điện tử thay cho lưu trữ bệnh án giấy….
Do đó, trong thời gian tới, ngành Y tế sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan để tính đúng, tính đủ các chi phí phát sinh trong quá trình khám, chữa bệnh bảo hiểm của bệnh nhân, để góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Việt (thực hiện)