【bxh u23 bo dao nha】Đơn hàng nhiều nhưng lắm nỗi lo

Xuất khẩu hạt điều thuận lợi,Đơnhàngnhiềunhưnglắmnỗbxh u23 bo dao nha nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng giao 2022
Kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra, đơn giản thủ tục
Đơn hàng xuất khẩu nhiều, GDT chia cổ tức “khủng”
Nếu không sớm có các giải pháp giúp DN sớm quay trở lại sản xuất ngay, DN nhiều ngành XK chủ lực sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác.  	Ảnh: Nguyễn Thanh
Nếu không sớm có các giải pháp giúp DN sớm quay trở lại sản xuất ngay, DN nhiều ngành XK chủ lực sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác. Ảnh: Nguyễn Thanh

Ăm ắp đơn hàng

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng các ngành XK chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử… đã và đang có cơ hội tiếp nhận được nhiều đơn hàng quốc tế mới nhờ sự dịch chuyển chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị và sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), đối với ngành may mặc, sau thời gian dồn nén vì tiêu dùng giảm, cuối năm 2020 và đầu năm 2021, sức mua tăng lên giúp DN dệt may có nhiều đơn hàng hơn. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đối với quần áo và giày dép tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa. Thêm vào đó, sự bất ổn chính trị ở một số nước, vùng lãnh thổ đã ảnh hưởng đến năng lực sản xuất dệt may khiến các nhà mua hàng chuyển hướng sang Việt Nam. Nhờ vậy, DN trong nước có thêm nhiều cơ hội tiếp nhận các đơn hàng XK lớn. Hiện tại, nhiều DN dệt may đã có đơn hàng XK đến quý 3/2021.

Đối với ngành điện tử, đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các quy định về giãn cách xã hội tại nhiều quốc gia khiến nhu cầu sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện làm việc online, trực tuyến của người tiêu dùng tại nhiều quốc gia tăng mạnh; cùng với đó là sự dịch chuyển chuỗi giá trị của một số hãng điện tử lớn trên thế giới. Các DN điện tử trong nước đã tiếp cận được nhiều đơn hàng mới.

Tương tự, ở ngành chế biến, XK gỗ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) thông tin, từ nay đến cuối năm, DN ngành gỗ khá bận rộn do đơn hàng XK đã được ký kết. Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa) cho biết: “Các thị trường chính của Việt Nam là Mỹ, EU… đang phục hồi, nhu cầu tiêu dùng của người dân đang tăng cao”.

Nguy cơ cao khách hàng dừng, huỷ đơn

Dù thời gian tới các DN dệt may, da giày, điện tử, gỗ… có thể có thêm các đơn hàng XK mới, tuy nhiên Cục Công nghiệp nhận định, nếu không sớm có các giải pháp giúp DN khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, sớm quay trở lại sản xuất ngay, DN sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác. Đến khi dịch được kiểm soát, DN khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.

Khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam không giấu nổi lo lắng. Vị này cho hay, nửa đầu năm nay, XK dệt may đạt gần 19 tỷ USD. Với khó khăn bủa vây, XK cả năm nay dự kiến chỉ khoảng 32-33 tỷ USD. Trong khi đó, mục tiêu XK ban đầu đặt ra năm 2021 là 39-39,5 tỷ USD. Nếu dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp, không biết chuyện gì sẽ xảy ra. “Trong dài hạn, nếu đến cuối năm 2021, XK dệt may chỉ đạt khoảng 32-33 tỷ USD, dệt may Việt Nam không còn khả năng để giữ khách hàng tại Việt Nam. Các nhãn hàng tiếp tục nhìn thấy thị trường Việt Nam không ổn định, họ sẽ chuyển đi”, ông Giang nhấn mạnh.

Tương tự, trong ngành gỗ, theo báo cáo của Viforest, trong số 265 DN chế biến gỗ tại vùng trọng điểm phía Nam (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh), hiện chỉ có 141 DN duy trì hoạt động với số lượng công nhân đang làm việc khoảng 30.700 công nhân trong tổng số 119.300 lao động trước khi thực hiện giãn cách xã hội, tức là 3/4 số lượng công nhân trong các DN này đã phải nghỉ việc.

Ông Nguyễn Chánh Phương thông tin thêm, cao điểm XK của ngành gỗ bắt đầu từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 11 hàng năm, nhưng năm nay khả năng rất cao trong những tháng còn lại việc hoàn thiện các đơn hàng XK rất khó. Nếu không cung ứng đủ số lượng sản phẩm theo đơn hàng đã ký từ trước, khách hàng sẽ có những phương án khác thay thế.

Hiện nay, các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 85% kim ngạch XK của cả nước. Cục Công nghiệp đánh giá, việc gián đoạn quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu sẽ làm tăng nhập siêu, ảnh hưởng đến cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam. “Do đó, cần sớm có những giải pháp cấp bách nhằm duy trì chuỗi sản xuất trong nước, đặc biệt là trong các ngành XK chủ lực hiện nay”, đại diện Cục Công nghiệp nói.

Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa XV diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, 5 tháng cuối năm dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Đạt được mục tiêu kế hoạch mà Quốc hội, Chính phủ giao năm 2021 là phát triển công nghiệp tăng 8-9% (7 tháng tăng 7,9%); XK tăng 4-5% (7 tháng tăng 25,5%) là một thách thức lớn đối với ngành Công Thương.

Bộ Công Thương xác định các giải pháp trong những tháng còn lại phải tính đến kịch bản “sống chung” với dịch. Theo đó, ngành Công Thương sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các DN sản xuất lớn trong các khu công nghiệp nhằm duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.

Đối với các địa phương miền Bắc và miền Trung, Bộ Công Thương đề nghị Quốc hội, Chính phủ, cho phép các DN đáp ứng được điều kiện an toàn dịch bệnh có thể thỏa thuận với người lao động để tăng tốc sản xuất, tăng ca, tăng giờ làm trong ngày (ngày làm trong tháng) với phương châm lấy tốc độ, bù thời gian mà không vi phạm Luật Lao động nhằm tận dụng triệt để cơ hội hồi phục nguồn cung của thị trường thế giới, thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần khôi phục phát triển kinh tế. Đối với các DN khu vực miền Nam, Tây nguyên tuy vẫn phải áp dụng Chỉ thị 16 cũng cần xem xét cho phép các DN, nhà máy vận dụng linh hoạt, phù hợp mô hình “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” để duy trì sản xuất kinh doanh…

7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch XNK hàng hóa ước đạt 373,36 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK đạt 185,33 tỷ USD, tăng 25,5%; NK đạt 188,03 tỷ USD, tăng 35,3%.

Trong 7 tháng đầu năm 2021 có 27 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch XK (5 mặt hàng XK trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%). Trong đó, điện thoại và linh kiện có kim ngạch XK lớn nhất, đạt 29,4 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng kim ngạch XK, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,4 tỷ USD, tăng 16,5%; hàng dệt và may mặc đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,1%; giày dép đạt 12,1 tỷ USD, tăng 27,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,5 tỷ USD, tăng 53,7%...