Các chuyên gia của HSBC nhận định,ấtkhẩucủaViệtNamsẽtăngtronggiaiđoạbxh usl championship dòng FDI mạnh mẽ trong những năm gần đây góp phần đa dạng hóa xuất khẩu của Việt Nam và dần dần đưa Việt Nam thâm nhập vào các khu vực đóng góp giá trị cao hơn, đáng chú ý là thiết bị công nghệ thông tin hiện đang chiếm 25% trong xuất khẩu (5 năm về trước tăng chưa tới 10%).
Bên cạnh đó, lực lượng lao động lớn và đang tiếp tục gia tăng; lao động trẻ và có tay nghề ngày càng cao tiếp tục hấp dẫn những nhà sản xuất các mặt hàng có giá trị không cao như quần áo và phụ liệu gia nhập thị trường Việt Nam. Tốc độ tự do hóa thương mại nhanh cũng đem lại lợi thế cho Việt Nam so với các nước còn lại của châu Á, Mỹ và châu Âu và góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hiện Việt Nam đang xếp hạng 76 trên thế giới về cơ sở hạ tầng theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu mới nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới, xếp sau Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt tăng trưởng GDP hơn 6% trong năm 2015. Bất chấp sự yếu kém về xuất khẩu trong vùng, xuất khẩu của Việt nam đã tăng 9,6% trong 9 tháng năm 2015 xét về giá trị bằng USD (cùng thời điểm, xuất khẩu tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia đều giảm).
“Năm năm tới không phải là thời điểm phục hồi mà là thời điểm Việt Nam phát huy động lực và chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu đạt tăng trưởng 11% trong giai đoạn 2016 – 2020” - Các chuyên gia HSBC nhận định.
Ba yếu tố sẽ hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu một cách mạnh mẽ là lực lượng lao động lớn và có chi phí thấp, chính sách hướng tới mở cửa thương mại và FDI và những yếu tố cơ bản của nền kinh tế vĩ mô đang ngày càng ổn định.