Nhận Định Bóng Đá

【lich da bong ngoai hang anh】Ông Trương Đình Tuyển: Cơ hội trong hội nhập không tự biến thành lợi ích

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Doanh nghiệp FDI hiện đóng góp đến 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ảnh: Thái Bình. Cơ hội không lich da bong ngoai hang anh

ong truong dinh tuyen co hoi trong hoi nhap khong tu bien thanh loi ich

Doanh nghiệp FDI hiện đóng góp đến 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ảnh: Thái Bình.

Cơ hội không tự biến thành lợi ích

Hội thảo về các FTA thế hệ mới và vai trò của Hải quan góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tổ chức ngày 30-6 tại Hà Nội.

Có thể nói,ÔngTrươngĐìnhTuyểnCơhộitronghộinhậpkhôngtựbiếnthànhlợiílich da bong ngoai hang anh con đường hội nhập sâu rộng của Việt Nam được đánh dấu bằng rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sẽ được ký kết.

Có lẽ chưa khi nào danh từ “cơ hội” dành cho Việt Nam lại được nhắc nhiều đến như vậy trong lúc này. Cơ hội đến từ các FTA là vô cùng lớn khi hàng rào thuế quan cắt giảm sâu tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam dễ dàng tiếp cận với các thị trường hơn, trong đó có cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản...

Chưa hết, Việt Nam còn có cơ hội thu hút đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thể chế, chuyển đổi tăng trưởng…

Chỉ riêng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo ước tính của các tổ chức, thu nhập của Việt Nam trong năm 2025 khi ký kết TPP sẽ cao hơn 13% và xuất khẩu sẽ tăng hơn 37%. Đây là những con số cho thấy Việt Nam được lợi rất nhiều.

Tại Hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, đây không phải là những con số vu vơ mà được tính toán dựa trên tính kinh tế lượng. Song mô hình kinh tế lượng có những nhược điểm như: Phụ thuộc yếu tố đầu vào (trong khi đầu vào của Việt Nam rất khó tính toán); không phản ánh được biến động của kinh tế thế giới; không phản ánh được phản ứng chính sách cụ thể của Chính phủ.

Do vậy, ông Tuyển khuyến cáo: “Không nên tin vào những con số này mà chỉ coi như là định hướng để phát triển. Bởi lẽ, cơ hội không tự biến thành lợi ích mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể (tức Nhà nước và doanh nghiệp), tác động của các FTA đến đâu còn phụ thuộc vào phản ứng của chủ thể”.

Phải tái cơ cấu

Trên thực tế, tác động tích hợp của các FTA đã ký, đang đàm phán còn tạo ra cơ hội lớn hơn nhiều cho Việt Nam như FTA Việt Nam- Hàn Quốc, FTA Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu, FTA Việt Nam- EU… Thế nhưng thách thức đối với Việt Nam không phải ít.

Thách thứ nhất và cũng là thách thức lớn nhất là cạnh tranh trên 3 cấp độ: Sản phẩm với sản phẩm, Chính phủ với Chính phủ và doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Thách thức thứ 2 từ các FTA này là vấn đề thực thi, nếu làm sai có thể bị kiện. Ví dụ như TPP có đặt ra cơ chế nhà nước kiện nhà nước, nhà đầu tư kiện nhà nước.

Thách thức thứ ba là trình độ cán bộ và năng lực chuyên môn của đôi ngũ thực thi, nếu đội ngũ cán bộ không hiểu các FTA sâu sắc rất dễ dẫn đến sai phạm. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh mà còn là chuyên gia kỹ thuật, luật sư.

Ngoài ra, hội nhập còn khiến cho một bộ phận đối tượng bị tác động tiêu cực, nhất là những doanh nghiệp không thích ứng được, hoặc khu vực nông nghiệp nông thôn. Điều này đã được cả cơ quan nhà nước lẫn các chuyên gia đánh giá nhiều lần.

Ông Tuyển dẫn chứng: "Vào TPP chúng ta nói nhiều đến thịt gà, thịt lợn không có lợi thế cạnh tranh nhưng tôi lo hơn là vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu nông sản vào các nước khi thuế về 0%”.

Nhiều chuyên gia đã từng khuyến cáo, nếu không tái cơ cấu, không chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện thể chế thì chúng ta không thể tận dụng được cơ hội mà các nước dành cho từ việc giảm thuế.

Ở khía cạnh khác, ông Tuyển cho rằng, có một điểm mà Việt Nam cần khắc phục là "điểm dở của Việt Nam là tạo ra 2 nền kinh tế trong 1 quốc gia". Theo đó, các FTA tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút được công nghệ nguồn, công nghệ cao nhưng hiện Việt Nam vẫn không tạo được chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI. Bằng chứng là doanh nghiệp FDI hiện chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cùng với đó, sự chuẩn bị của doanh nghiệp là rất quan trọng. “Tôi có chuyến công tác đi thăm các nhà máy dệt, may ở Nam Định. Trong khi Hiệp hội Dệt may Việt Nam nói các doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ để đón đầu các FTA thì khi hỏi các doanh nghiệp họ nói chưa có chuẩn bị gì cho yêu cầu quy tắc từ sợi trở đi trong TPP. Tôi rất sợ điều này! Thực tế đã cho thấy, Việt Nam là nước hiểu biết ít nhất về Cộng đồng kinh tế ASEAN- AEC”, ông Tuyển nói.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap