Nhìn lại năm 2010,ầmnhìnrộngmởchoAPECsaunănhận định luton town các nhà lãnh đạo APEC có thể đưa ra các hành động vượt qua chính sách thương mại, nhắc lại mục tiêu rộng hơn cho khu vực này tại hội nghị đầu tiên vào năm 1993, đó là phát triển chính sách hợp tác để đối phó với những thách thức mới nổi, bao gồm nhu cầu bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự kết nối tốt hơn và phát triển nguồn nhân lực tốt hơn. Trong số các mục tiêu này, các nhà lãnh đạo APEC có thể đặt ra các mục tiêu thực tế để đạt được tiến bộ trong những vấn đề cấp bách và quan trọng nhất với sự hợp tác tự nguyện giữa các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.
Vấn đề nóng lên toàn cầu là thách thức kinh tế khẩn thiết nhất mà khu vực đang đối mặt. APEC có thể đã giành được một khoản tín dụng cho Hiệp định Paris - nơi mà mô hình APEC tự nguyện cùng nhau đưa ra quyết định đơn phương dẫn tới những đóng góp của quốc gia để giảm phát thải khí nhà kính. Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và chuyên môn giữa các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương có thể giúp đẩy nhanh việc thông qua các cơ hội công nghệ mới để giảm phát thải. Ví dụ như một số nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương có thể khuyến khích các nước khác đưa ra các mục tiêu phát thải tham vọng hơn và chặt chẽ hơn trong bối cảnh mức sống tiếp tục gia tăng.
Những tiến bộ trong công nghệ thông tin, robot và trí tuệ nhân tạo dẫn tới sự thay đổi cơ cấu và thay đổi trên thị trường lao động. Nhưng công nghệ mới này là một cơ hội chứ không phải là mối đe dọa. APEC hợp tác với OECD, có thể suy nghĩ trước về cách thức các công nghệ mới có thể cách mạng hóa năng lực của từng cá nhân, bắt đầu từ rất sớm, để tiếp thu và sử dụng kỹ năng mới. Các kỹ năng và thể chế mới có thể tận dụng công nghệ mới cũng là điều cần thiết để cải thiện kết nối kỹ thuật, kết nối thể chế và kết nối con người giữa các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Lợi ích tiềm năng từ kết nối tốt hơn hiện nay đang lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ hoạt động tự do hóa thương mại trong một vài sản phẩm vẫn được bảo hộ nghiêm ngặt bởi các rào cản thương mại truyền thống.
Thực thi Thẻ du lịch thường xuyên APEC - tạo cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ giữa các quốc gia thành viên Ảnh: Anh Tuấn |
APEC đang giúp xác định các cơ hội để làm cho thương mại quốc tế trở nên rẻ hơn, dễ dàng hơn và nhanh hơn bằng cách cải thiện chính sách và thể chế. Thực hiện các cơ hội đó đòi hỏi có sự đầu tư kinh phí. Kết nối chất lượng cao trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần hàng nghìn tỷ đô la đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế. Đầu tư như vậy cần được hỗ trợ với hàng triệu đô la chi cho phát triển nguồn nhân lực và nâng cấp thể chế, nhằm đảm bảo đầu tư vào cơ sở hạ tầng là có thể chấp nhận được và giá cả phải chăng. Các chính phủ cũng cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế và nhất là hàng hóa công cộng. Nhưng cả chính phủ và các ngân hàng phát triển đều không có đủ nguồn lực để đầu tư cho giai đoạn xây dựng tất cả các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế cần thiết. Do đó phải tìm cách để thu hút đầu tư của khu vực tư nhân với quy mô lớn. Rủi ro đầu tư trong các dự án cơ sở hạ tầng với thời gian dài được xem là quá cao ở hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt các nền kinh tế đang phát triển. Một số hình thức hợp tác công- tư (PPP) đã được đàm phán để đầu tư cho xây dựng nhưng kinh nghiệm cho thấy không khả quan vì tỷ lệ rủi ro cao đối với chính phủ, chi phí tài chính tăng cao…
Bên cạnh đó, APEC không thể bỏ qua thương mại và đầu tư tự do, nhưng cũng không nên tự sa lầy trong các cuộc đàm phán thương mại với một số mặt hàng nhạy cảm. Hợp tác tự nguyện giữa các chính phủ Châu Á - Thái Bình Dương có thể giúp thực hiện nhiều cơ hội quan trọng đặt ra trong Kế hoạch Thực thi lộ trình khả năng cạnh tranh ngành dịch vụ của APEC. Ví dụ: Phát triển và hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông sáng tạo, giúp tạo ra môi trường công nghệ thông tin toàn cầu, có sức bật, an toàn và đáng tin cậy. Thay vì đặt mục tiêu không thể đạt được về giấc mơ thương mại, đầu tư mở cửa và tự do, APEC có thể đặt ra những mục tiêu cụ thể đầy tham vọng nhưng là mục tiêu trung hạn có thực tế đối với các dịch vụ trong nước và quốc tế cũng như sự di chuyển của người dân. Đơn cử như có thể thực thi Thẻ du lịch thường xuyên APEC dựa trên thành công của Thẻ Doanh nhân APEC. Bắt đầu với thử nghiệm ở các nền kinh tế đi đầu, chương trình du lịch đáng tin cậy này có thể được mở rộng đáng kể, với phạm vi phủ sóng rộng hơn cho năm 2020 và 2025.