Sáng 23/3 tại Hà Nội,ảovệsửdụngbềnvữngnguồnnướcngầmvìsựsốngconngườlịch thi đấu c1 vòng 1/8 Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022. Phát biểu tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, trong những năm qua, biến đổi khí hậu, thiên tai và sự thiếu hụt về nguồn nước đã và đang là những thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại.
Toàn cảnh Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022. Ảnh: Khương Trung |
Bên cạnh đó, tình trạng đô thị hoá kéo thêm sự suy thoái về thiên nhiên môi trường, cộng hưởng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 đang làm phức tạp hoá hơn những thách thức mà Trái đất đang phải đối mặt. Dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu đã trở thành những tác nhân hàng đầu gây ra sự thiếu hụt về lương thực, mất cân bằng hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên, trong đó có nguồn tài nguyên nước ngầm.
Vì vậy, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, chủ đề của Ngày Nước thế giới “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”, Ngày Khí tượng thế giới “Cảnh báo sớm để hành động sớm - Thông tin khí tượng thủy văn và khí hậu phục vụ hiệu quả giảm nhẹ rủi ro thiên tai” và Chiến dịch giờ trái đất 2022 “Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ” có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, qua đó kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng để tăng cường các giải pháp, xây dựng các kế hoạch, chiến lược, hành động kịp thời ngay từ bây giờ.
“Theo đó, cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, dự báo, cảnh báo sớm trong ngắn hạn và dài hạn để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân; thúc đẩy quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước ngầm nói riêng và tài nguyên nước nói chung vì sự sống của các thế hệ hôm nay và mai sau; lan toả sử dụng tiết kiệm năng lượng cho tương lai bền vững của hành tinh và nhân loại” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin thêm, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu, trung bình mỗi năm chúng ta đang phải chịu từ 6 - 7 cơn bão; những ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, hay thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt tại nhiều địa phương, vùng miền đang xảy ra với tần suất nhiều hơn, gây trở ngại đến sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, những năm gần đây đã xảy ra nhiều thiên tai bất thường, cực đoan và khó dự đoán.
Trong bối cảnh đó, lĩnh vực khí tượng thuỷ văn, tài nguyên nước và biến đổi khí hậu nói riêng và ngành Tài nguyên và Môi trường nói chung luôn nhận được quan tâm, định hướng, chỉ đạo sát sao, quyết liệt, ủng hộ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Những nỗ lực ứng phó các thách thức liên quan tới biến đổi khí hậu, giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro phòng, chống thiên tai; đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Báo cáo của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố ngày 28/2/2022 vừa qua đánh giá, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, thiên tai sẽ ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và sinh kế của người dân ngày càng bị đe doạ. IPCC ước tính, kể từ năm 2008 đến nay, mỗi năm có hơn 20 triệu người trên thế giới phải rời bỏ nhà cửa do bão, lũ lụt; một nửa dân số thế giới thiếu nước ít nhất 1 tháng mỗi năm. |
“Trong lĩnh vực tài nguyên nước, chúng ta đã xây dựng, hoàn thiện Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia; quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng quy hoạch tổng thể lưu vực sông như sông Hồng - Thái Bình hay tại khu vực sông Cửu Long; xây dựng kế hoạch ban hành Luật Tài nguyên nước sửa đổi và các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan… đồng thời phải triển khai thực hiện hiệu quả các dự án đánh giá sức chịu tải các sông liên tỉnh, liên quốc gia trên các lưu vực sông. Đây là một trong những nhiệm vụ nhằm khẳng định vị thế của lĩnh vực tài nguyên nước” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà mong muốn truyền tải một số nội dung, thông điệp, thúc đẩy quá trình hợp tác, cam kết với quốc tế và thực hiện các hoạt động hưởng ứng cụ thể như:
Thứ nhất, rà soát hoàn thiện hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thể chế hoá và nội luật hoá những nội dung điều ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác khí tượng thủy văn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ thiết thực đời sống dân sinh.
Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, đặc biệt là thông tin, dữ liệu về nguy cơ xay ra các hiện tượng nguy hiểm, bất thường có thể ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường.
Đồng thời, có chính sách cụ thể thúc đẩy xã hội hoá, thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hiện đại hoá, tự động hóa hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là việc cảnh báo, dự báo sớm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động khí tượng thủy văn.
Thứ ba, phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải ròng bằng "0" đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của thế giới. Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn và đề nghị các ban, bộ, ngành và các địa phương cùng vào cuộc với quyết tâm cao nhất để thực hiện lộ trình chuyển đổi lâu dài, khó khăn từ mô hình phát triển sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, lãng phí tài nguyên hiện nay sang phát triển ít phát thải có sức chống chịu cao. Các bộ, ban, ngành địa phương cùng chung tay tháo gỡ ngay các nút thắt trong cơ chế, tạo mọi thuận lợi cho quá trình chuyển đổi, đảm bảo cam kết của Việt Nam.
Thứ tư, thúc đẩy sử dụng nước một cách thông minh, tiết kiệm; tích cực khôi phục những dòng sông bị suy thoái, ô nhiễm; làm tăng trở lại nguồn nước ngầm bị suy giảm là những việc cần làm để góp phần quan trọng cho phát triển quốc gia phồn thịnh và bền vững, đảm bảo an ninh nước và sinh kế dựa vào nước./.