【bong da ưap】Chuyển đổi số sẽ là chìa khóa cho mô hình tăng trưởng

Sẽ có 3 gói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2022
Chuyển đổi số là “chìa khoá” phát triển nông nghiệp bền vững
Chuyển đổi số sẽ triệt tiêu nhiều khâu trung gian trong chuỗi logistics
Ông Đặng Đức Anh
Ông Đặng Đức Anh

Ông nhận định và đánh giá như thế nào về xu hướng điều chỉnh của kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19? Và điều này có tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Có thể nói sau đại dịch Covid-19, một loạt xu hướng về kinh tế thế giới đã xuất hiện. Theo tôi, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, khiến cho một số rủi ro về kinh tế, đặc biệt về kinh tế vĩ mô trở nên trầm trọng hơn.

Cụ thể, trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra tăng trưởng của nền kinh tế đã bước vào giai đoạn chậm lại, và đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm quá trình này và làm khả năng phục hồi của kinh tế thế giới trong ngắn hạn trở nên khó khăn và bất định hơn. Đồng thời cũng tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu và cấu trúc kinh tế toàn cầu. Nếu như trước đây, động lực tăng trưởng kinh tế là sử dụng nguồn vốn và lao động thì giờ đây, động lực đó đến từ khoa học công nghệ, công nghệ số, chuyển đổi số...

Đáng chú ý, sau khi đại dịch diễn ra, nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách mang tính nới lỏng như chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Và điều này sẽ tạo ra những bất ổn trong cả ngắn hạn và dài hạn về lạm phát, nợ công và thâm hụt ngân sách... Xu hướng này chắc chắn sẽ tác động đến thị trường tài chính thế giới như các dòng vốn đầu tư và thương mại cũng như sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn đối với nền kinh tế thế giới.

Vậy theo ông, đâu sẽ là dư địa để Việt Nam bứt phá trong thời gian tới?

Theo tôi, nền kinh tế vẫn còn nhiều nội lực để bứt phá. Trong đó nội lực quan trọng hàng đầu là khu vực kinh tế tư nhân năng động và thích ứng nhanh với biến động. Đội ngũ kinh tế tư nhân của Việt Nam không chỉ có khát vọng vươn lên và đóng góp đưa Việt Nam không chỉ thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình mà còn sánh vai với các cường quốc 5 châu.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sở hữu nguồn nhân lực trẻ dồi dào, có khả năng nắm bắt các xu hướng mới. Do đó, định hướng tập trung vào công nghệ và đổi mới là một nhân tố then chốt trong tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế thời gian tới.

Ngoài ra, dù môi trường kinh doanh của Việt Nam đang ngày một hoàn thiện hơn nhưng vẫn cần xây dựng một bộ máy hành chính kiến tạo, đồng thời phân định rõ vai trò của nhà nước và thị trường. Trong đó, sự điều hành của nhà nước cần tạo điều kiện để thúc đẩy, không cản trở sự phát triển của thị trường.

Để làm được điều này, chúng ta cần phải xây dựng một bộ máy chuyên nghiệp, đặc biệt là sau đại địch. Bộ máy này phải có khả năng xử lý tình huống và phản ứng nhanh với những diễn biến bất ngờ. Trong một thế giới đang biến động mạnh như hiện nay, nếu không phản ứng nhanh thì sẽ gây cản trở lớn. Cùng với đó, cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cắt giảm thủ tục hành chính để khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế, tận dụng các xu hướng sau đại dịch như chuyển dịch chuỗi, Cách mạng công nghiệp 4.0…

Với khu vực tư nhân, điều họ cần là một môi trường kinh doanh ổn định và công bằng, hơn là các hỗ trợ. Nếu có một bộ máy quản lý hành chính chuyên nghiệp, vì dân, tạo môi trường kinh doanh ổn định và thúc đẩy đầu tư thì có thể “thổi bùng” tiềm năng của khu vực tư nhân.

Như vậy, trong thời gian tới Việt Nam cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề gì để tăng trưởng kinh tế với mô hình mới đạt được kết quả tốt nhất?

Đại dịch vừa có tác động tiêu cực lại vừa có tác động tích cực trong việc làm thay đổi tư duy và thúc đẩy quá trình cải cách mạnh mẽ hơn. Trong điều kiện bình thường thì động lực cho sự đổi mới ít hơn nhưng Covid-19 đã tạo ra sức ép cho chúng ta trong việc thay đổi tư duy chuyển đổi số.

Quá trình số hóa được thúc đẩy mạnh mẽ hơn là chìa khóa cho mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Bởi tất cả các quốc gia khác đang chuyển đổi số rất mạnh mẽ và dựa vào tiến độ của khoa học công nghệ để vượt khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra.

Cùng với đó, việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực, mô hình tăng trưởng kinh tế mới cần phải dựa trên khoa học và sáng tạo – điều mà đã được đặt ra trong văn kiện Đại hội Đảng nhiều năm qua nhưng việc triển khai vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, thời gian tới cần phải thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. Bên cạnh đó, yếu tố nhân lực cũng là tiềm năng lợi thế với nhiều dư địa mà Việt Nam chưa khai thác tốt. Để nền kinh tế thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, phải thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và việc này bắt nguồn từ con người. Do đó, thời gian tới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh triển khai là đào tạo, đào tạo lại, nâng cao năng suất lao động – yếu tố then chốt để thu hút nhà đầu nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.

Đồng thời, do việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế nhất định nên để tăng trưởng kinh tế với mô hình mới đạt được kết quả tốt nhất, cần đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn lực. Muốn phân bổ hiệu quả ta phải cơ cấu lại của các cơ quan kinh tế, làm sao phát huy được tiềm lực của các vùng, địa phương, đi liền với đó là hình thành các cực tăng trưởng mới để thúc đẩy sự liên kết của kinh tế vùng, địa phương.

Tôi cho rằng trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn tới, ta phải tập trung vấn đề này và trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, vấn đề đổi mới thể chế và cơ chế quản lý để tháo gỡ điểm nghẽn cần được xem là một trọng tâm hàng đầu để hỗ trợ nền kinh tế, bên cạnh các chính sách tài khóa và tiền tệ. Bởi nếu sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ trong ngắn hạn mà vấp phải điểm nghẽn trong cơ chế quản lý thì có thể gây bất ổn trong dài hạn.

Xin cảm ơn ông!