【brentford vs newcastle】Làm gì để phòng biến chứng bệnh tiểu đường ?
Đái tháo đường (tiểu đường) là căn bệnh mãn tính và có nhiều biến chứng nguy hiểm,đểphngbiếnchứngbệnhtiểuđườbrentford vs newcastle vậy cần làm gì để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này ?
Bệnh nhân đái tháo đường được bác sĩ khám, điều trị các biến chứng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bệnh nhân thiếu kiến thức
Bệnh nhân Nguyễn Thị Ảnh, 70 tuổi, ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, vừa được cấp cứu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh với tình trạng mệt, khó thở trên nền bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Theo người nhà bà Ảnh, bà mắc bệnh đái tháo đường mấy năm rồi. Lần này bà mệt, khó thở nên đưa đi bệnh viện điều trị. Anh Trần Văn Tho, con trai của bà Ảnh, chia sẻ: “Lúc đầu do chưa biết, mẹ bị bệnh chích thuốc quá nhiều và kiêng khem ăn uống nên bị hạ đường huyết phải đưa đi cấp cứu. Sau đó, gia đình có mua máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết thường xuyên cho mẹ. Đường tăng thì tiêm thuốc. Mỗi bữa ăn 2 chén cơm và ăn ít đường nhưng mẹ ít ăn trái cây, ít vận động”.
Gia đình chăm sóc bà Ảnh nhưng chưa hiểu biết về biến chứng và làm sao để kiểm soát đường huyết ổn định, khi kiểm tra đường huyết tăng thì uống thuốc cho giảm chứ chưa biết phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt, tập luyện, vận động như thế nào để ổn định đường huyết ở mức an toàn.
Khoảng 1 năm nay, mắt bà Ảnh mờ biết là do ảnh hưởng bệnh đái tháo đường, chân bà tê, bầm ở cổ chân và một vài ngón chân không còn cảm giác khoảng 1 tháng rồi nhưng do thiếu kiến thức nên gia đình chưa kịp thời đưa bà đến cơ sở y tế để được khám, điều trị sớm.
Bác sĩ Thạch Phương, Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Bà Ảnh mệt, khó thở do biến chứng viêm phổi của bệnh đái tháo đường. Khoa thường tiếp nhận các bệnh nhân mắc biến chứng của bệnh đái tháo đường với các biến chứng cấp tính làm cho bệnh nhân hôn mê hoặc chưa hôn mê, biến chứng mãn tính như: thần kinh, bàn chân, viêm phổi,…
Biến chứng có phòng được ?
Bệnh đái tháo đường có nhiều biến chứng, trong đó có biến chứng cấp tính và biến chứng mãn tính, tuy nhiên theo bác sĩ Thạch Phương: Các biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, như: nhiễm toan ceton là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ axit; tăng áp lực thẩm thấu khi mà đường huyết tăng quá cao có thể gây ra tình trạng hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu; hạ đường huyết tình trạng này xảy ra khi đường huyết xuống dưới mức 3,6 mm/l nguyên nhân có thể là do việc dùng quá liều thuốc hạ đường huyết chế độ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc tập luyện quá sức hay uống nhiều bia rượu.
Ngoài ra, còn nhiều biến chứng mãn tính: Biến chứng thần kinh là biến chứng phổ biến có thể gây ra những tổn thương thần kinh khắp cơ thể. Biểu hiện của biến chứng này có thể là tê bì chân tay, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau cơ loét do thiếu dinh dưỡng và nguy cơ của nhiễm trùng dẫn tới nguy cơ phải cắt bỏ một phần của chi; biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây ra di chứng liệt thậm chí là tử vong; biến chứng thận; biến chứng thị giác; nguy cơ nhiễm trùng khi mà đường trong máu tăng cao sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời có nguy cơ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, vì vậy rất dễ khiến cho cơ thể bị nhiễm trùng như nhiễm trùng và vết loét lâu liền.
Vấn đề ở đây là người bệnh đái tháo đường cần làm gì để kiểm soát tốt đường huyết, giảm nguy cơ gặp các biến chứng? Theo bác sĩ Thạch Phương: Tất cả các biến chứng hầu như có thể phòng được, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục hợp lý. Không nên kiêng khem quá mức, uống thuốc không theo hướng dẫn. Cần vệ sinh tốt cơ thể để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Chế độ dinh dưỡng ăn nhiều rau, chất xơ, hạn chế cơm, hạn chế ăn rau, củ, trái cây có nhiều đường. Mỗi bệnh nhân tùy vào tình trạng bệnh sẽ được tư vấn chế độ dinh dưỡng khác nhau, phù hợp vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, phối hợp chặt với bác sĩ theo dõi đường huyết và kiểm soát đường huyết. Khám, kiểm tra đường huyết định kỳ, bác sĩ sẽ trao đổi sự thay đổi hành vi của bệnh nhân và hướng dẫn thay đổi cho phù hợp để kiểm soát đường huyết đạt chỉ số mục tiêu và ổn định.
Biến chứng cấp tính hạ đường huyết có thể phòng được, khi hạ đường huyết bệnh nhân sẽ có cảm giác đói, run, đổ mồ hôi,... thường bệnh nhân hay bỏ kẹo vào túi sẵn lấy ra ngậm ngay. Bệnh nhân cần được quan tâm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng. Nếu bệnh nhân đái tháo đường có những biểu hiện bất thường người nhà nên đưa ngay đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời, giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong do biến chứng. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM