Động thái giảm lãi suất rõ nét dần
Tại thời điểm đầu tháng 12,ãisuấtdầnhạnhiệttạođộnglựcmớichodoanhnghiệpgiaiđoạnđầunămtớcách đánh số đề dễ trúng chỉ lác đác một số ngân hàng thông báo giảm lãi suất như: Vietcombank, Agribank, HDBank… Nhưng đến nay, nhiều ngân hàng khác tiếp tục điền tên mình vào danh sách các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.
Trong đó, ACB giảm 1%/năm lãi vay cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đang có khoản vay và có giao dịch chính đến 31/1/2023. VIB áp dụng chương trình giảm lãi suất đến 1,5% cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ vay kinh doanh tại VIB đến hết tháng 6/2023…
Một số ngân hàng khác cũng có những chương trình riêng cho việc giảm lãi suất cho khách hàng. Chẳng hạn như Eximbank giảm lãi suất 1%/năm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vay ngắn hạn bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, Techcombank giảm lãi suất 0,25% - 1,92%/năm cho khách hàng cá nhân sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ; có khoản vay lớn giảm 0,25 - 1,5%. Ngân hàng này cũng giảm 0,64 - 1,84% lãi suất cho hộ kinh doanh và giảm 0,82% lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp lớn.
Trong những ngày qua, nhiều ngân hàng thông báo giảm lãi suất. |
Để có cơ sở giảm lãi suất cho vay, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cũng đã yêu cầu các ngân hàng hội viên thực hiện nghiêm túc kêu gọi đồng thuận lãi suất huy động tại mọi kỳ hạn không quá 9,5%/năm (đã bao gồm các khoản khuyến mại). Ở góc độ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, NHNN cũng sẽ đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thông qua thị trường mở, thậm chí sẵn sàng giải quyết với từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ tối đa về nguồn vốn cho các ngân hàng có nhu cầu.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng lớn cũng đã bày tỏ quan điểm sẵn sàng hậu thuẫn các ngân hàng nhỏ hơn thông qua kênh thị trường liên ngân hàng. Bà Nguyễn Thị Phượng - Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết, Agribank đang thực hiện đợt phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Đây là một trong những yếu tố giúp ngân hàng gia tăng mạnh nguồn lực vốn, qua đó đảm bảo ổn định nguồn vốn cho Agribank nói riêng và khả năng hỗ trợ các ngân hàng khác qua thị trường liên ngân hàng nếu có nhu cầu.
Thuận lợi cho doanh nghiệp
Giới kinh doanh dự đoán, trong những tháng cuối năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao, trong khi nguồn tiền của doanh nghiệp rất hạn hẹp vì khó có thể huy động được vốn từ phát hành trái phiếu, thậm chí còn phải mua trái phiếu trước hạn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và việc các ngân hàng giảm lãi suất cũng đã giảm tải đáng kể áp lực cho nhu cầu vốn cuối năm và đầu năm sau của doanh nghiệp.
Diễn biến này cũng phù hợp với yêu cầu được Quốc hội và Chính phủ đặt ra trong việc hỗ trợ vốn cho nền kinh tế. Trong nội dung công điện của Thủ tướng Chính phủ đưa ra trong tháng 12/2022, Thủ tướng cũng đặt vấn đề yêu cầu các ngân hàng phải rà soát, tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa chủ động giảm lãi suất cho vay, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn. Đây được coi như một trong những giải pháp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Ngân hàng Nhà nước sẽ "mạnh tay" với những ngân hàng tăng lãi suất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay. NHNN sẽ theo dõi các trường hợp TCTD tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các TCTD này. Tuy nhiên, NHNN cũng lưu ý các TCTD kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, trong đó kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp... |
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các ngân hàng đặt trọng tâm tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, xây dựng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân), nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.
Theo VNBA, thực trạng kinh tế thời gian qua cho thấy thu nhập của người dân giảm sút sau một số giai đoạn khó khăn, không còn tiền dư để gửi ngân hàng; còn doanh nghiệp giảm đơn hàng, khó khăn, trong khi vốn đầu tư công giải ngân chậm. Diễn biến thị trường từng có thời điểm xảy ra tình trạng các ngân hàng tăng lãi suất cạnh tranh nhau để giữ chân người gửi tiền. Việc một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng mạnh lãi suất huy động gây nên tình trạng cạnh tranh huy động gay gắt, tạo tâm lý bất ổn đối với cả người gửi tiền và người đi vay. Hơn nữa, việc tăng lãi suất huy động khiến chi phí huy động vốn (đầu vào) của ngân hàng thương mại đến nay đều bị ảnh hưởng và tăng. Tuy nhiên, VNBA đưa ra yêu cầu các hội viên giữ lãi suất huy động không tăng nữa là một giải pháp khá kịp thời và với những diễn biến hiện tại, dự báo bước sang đầu năm 2023 mặt bằng lãi suất sẽ hạ nhiệt.