您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【bang xep hang cup fa】Níu chân du khách bằng điệu Sloong hao

88Point2025-01-11 23:36:47【Nhà cái uy tín】8人已围观

简介VHO - Hội hát Sloong hao và phiên chợ xuân vùng cao Lục Ngạn được tổ chức hằng năm nhằm duy trì và p bang xep hang cup fa

VHO - Hội hát Sloong hao và phiên chợ xuân vùng cao Lục Ngạn được tổ chức hằng năm nhằm duy trì và phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày,íuchândukháchbằngđiệbang xep hang cup fa Nùng trên mảnh đất vùng cao của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Níu chân du khách bằng điệu Sloong hao - ảnh 1
Câu lạc bộ hát dân ca dân tộc Nùng, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn tại Hội hát Sloong hao năm 2024 Ảnh: DƯƠNG THỦY

 Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy những bản sắc văn hóa độc đáo được huyện Lục Ngạn triển khai. Trong đó ưu tiên bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, đám cưới, trang phục, dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian… của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Rộn ràng Hội hát Sloong hao

Hội hát Sloong hao và Phiên chợ xuân vùng cao Lục Ngạn vốn được bắt nguồn từ phiên chợ Tân Sơn diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm bên dòng thác Lười thơ mộng của đồng bào dân tộc Nùng, Tày cùng với những câu hát Sloong hao, Sli, Lượn ngọt ngào, say đắm lòng người của các đôi trai gái vào mùa xuân ở nơi đây.

Ông Chu Văn Trọng, Phó Chủ tịch huyện Lục Ngạn cho biết: “Hội hát và phiên chợ xuân vùng cao được tổ chức nhằm duy trì, bảo tồn, phát triển và giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc và những tiềm năng nổi bật về du lịch của huyện Lục Ngạn. Qua đó tiến tới xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của địa phương, kết nối với không gian văn hóa - du lịch giàu tiềm năng của tỉnh Bắc Giang. Đồng thời, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về tầm quan trọng của việc “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” của địa phương”.

Phiên chợ là nơi tụ họp của người dân đến từ các xã vùng cao như Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải, Sa Lý, Phong Minh, Phong Vân… họ đến chợ không chỉ để mua bán trao đổi hàng hóa mà còn đến để trò chuyện, trao duyên, hò hẹn. Trên khắp trên các sườn đồi, bờ suối, đều vang lên âm thanh tha thiết của những chiếc kèn môi gọi bạn, những làn điệu Sloong hao cứ dập dìu, da diết. “Chính vì thế mà phiên chợ vùng cao Tân Sơn, Phong Vân từ lâu được người dân quen gọi là “chợ tình”, là nguồn gốc của tên gọi “Chợ tình Thác Lười - Tân Sơn” được lưu truyền đến ngày nay. Với nét đẹp rất riêng không ở đâu có, “Chợ tình Tân Sơn” thu hút ngày càng đông đảo nhân dân các dân tộc, bạn bè, du khách từ khắp các địa phương, các tỉnh, huyện bạn về tham quan, giao lưu, trẩy hội, ông Chu Văn Trọng thông tin.

Tạo cảnh quan để đón khách

Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Ngạn có 8 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Hoa, Cao Lan sinh sống đan xen tạo nên sự giao thoa, phong phú về văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc. Cứ vào dịp đầu năm, các phiên chợ xuân chính là điểm hẹn truyền thống, không gian đậm sắc màu văn hóa của đồng bào được thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực, tập quán, làn điệu dân ca...

Ông Chu Văn Trọng cho hay, nhằm triển khai hiệu quả Dự án 6 về“Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, huyện đã triển khai nhiều giải pháp trong đó ưu tiên bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, đám cưới, trang phục, dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian. Toàn huyện đã thành lập và duy trì hoạt động 34 CLB hát dân ca các dân tộc. Cơ quan chuyên môn mở nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy các loại hình dân ca. Cùng đó, hỗ trợ kinh phí các CLB mới thành lập, CLB hoạt động hiệu quả và tổ chức các đám cưới điểm nhằm khôi phục nét văn hóa, nghi lễ truyền thống tốt đẹp.

Huyện Lục Ngạn cũng thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu một cách bài bản, khoa học như: Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Nùng nhằm xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch tại thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn; Nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể liên quan tới Hội hát dân ca các dân tộc huyện Lục Ngạn. Đồng thời, triển khai hiệu quả Đề án phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030…

Địa phương cũng đang quan tâm thực hiện dự án bảo tồn các nếp nhà, kiến tạo cảnh quan và đã hoàn thành xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Bắc Hoa làm nơi tổ chức các hoạt động cộng đồng, phục vụ khách du lịch. Tiếp tục thực hiện tốt các dự án, chính sách hỗ trợ đối với lĩnh vực văn hóa, du lịch vùng đồng bào dân tộc và miền núi; duy trì hoạt động truyền dạy tri thức dân gian, di sản văn hóa truyền thống và đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu, có ý thức, chủ động, tích cực trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

“Để thu hút du khách, các hợp tác xã du lịch của huyện đã được hướng dẫn xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, tạo cảnh quan để đón khách; liên kết giữa các hợp tác xã, nhà vườn trong xây dựng tuor, tuyến, kết nối các điểm du lịch trên địa bàn. Với mong muốn đưa du lịch trải nghiệm văn hóa kết hợp tham quan các thắng cảnh, huyện Lục Ngạn sẽ xây dựng lộ trình phấn đấu từng bước đưa Hội hát dân ca dân tộc của huyện vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”, ông Chu Văn Trọng nói. 

很赞哦!(9133)