【giải hạng 3 tây ban nha】TS. Trần Di Lịch: Sân bay Chu Lai tương lai là sân bay quốc tế của cả vùng
Sáng ngày 25/12,ầnDiLịchSânbayChuLaitươnglailàsânbayquốctếcủacảvùgiải hạng 3 tây ban nha UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị “Cơ cấu lại nền kinh tếtỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021- 2030” nhằm tìm ra những giải pháp mang tính đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới với sự tham dự của hơn 100 nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà khoa học.
Phát biểu tại Hội nghị này, Tiến sĩ Trần Du Lịch – Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết, trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam xuất hiện như một hiện tượng kinh tế nổi trội, tạo tăng trưởng ở mức 2 con số hằng năm, GRDP vượt mức trung bình của cả nước, thu ngân sách cũng rất lớn. “Tại sao có những thành tựu như vậy nhưng tỉnh Quảng Nam vẫn đặt vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế. Tôi cho rằng, những cái chúng ta đang làm, nếu không tạo động lực mới thì không phát huy được, đó là nhận thức đúng của tỉnh Quảng Nam. Chúng ta mới chỉ tăng trưởng phát triển tốt, nhưng không an tâm và hài lòng về những cái đạt được, mà phải thực hiện một quá trình mới, trong một giai đoạn mới. Để biến tiềm năng, thế mạnh tiếp tục thành lợi thế phát triển mới”, ông Lịch nhìn nhận.
TS.Trần Du Lịch phát biểu tại Hội nghị Cơ cấu lại nền kinh tế Quảng Nam. |
Theo TS. Trần Du Lịch, Quảng Nam đối diện những thách thức lớn như hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ, phát triển chủ yếu ở vùng đông, còn phía tây thì còn nhiều trắc trở, khó khăn. Tăng trưởng GRDP mạnh như vậy như thu nhập của người dân bị phân hóa lớn, giữa miền xuôi và miền ngược. Quảng Nam đang chịu sự thực trạng chung của miền Trung là lực lượng lao động trẻ rời bỏ nông thôn còn khá lớn.
Nêu những lợi thế phát triển của Quảng Nam trong tương lai, TS Trần Du Lịch cho biết, Sân bay Chu Lai, tương lai sẽ là sân bay quốc tế của vùng, chứ không phải là sân bay Đà Nẵng và Chu Lai sẽ giống như sân bay Long Thành, còn sân bay Đà Nẵng như là sân bay Tân Sơn Nhất. “Như vậy bài toán quy hoạch phát triển, phải làm sao khai thác được Khu đô thị sân bay Chu Lai, sân bay ở Việt Nam hiện nay mới giải quyết được việc chở khách thôi, bỏ hoàn toàn lợi thế hàng hóa, như vậy các khu logistics gắn với cảng sẽ trở thành lợi thế cho Quảng Nam. Ví dụ Samsung đầu tưvào Bắc Ninh, Thái Nguyên là họ tính đến sân bay Nội Bài đề giải quyết về logistics, thì sân bay Chu Lai trong tương lai sẽ làm được chuyện đó mà Đà Nẵng không làm được, vì không còn dư địa để làm”, ông Lịch phát biểu.
Với mục tiêu định hướng cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng tỉnh Quảng Nam gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, TS.Trần Du Lịch đề nghị, Quảng Nam cần phát huy tối đa các thế mạnh của tỉnh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển song song công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, trong đó chú ý phát triển ngành dịch vụ để trở thành ngành kinh tế quan trọng, dẫn dắt các ngành kinh tế khác cùng phát triển. “Đặc biệt, trong lĩnh vực thu hút đầu tư, cần xây dựng các con sếu đầu đàn, tích cực đi mới gọi. Ưu tiên ba lĩnh vực đột phá gồm: Đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hoàn thiện cơ sở hạ tầng; đột phá về khoa học công nghệ”, ông Lịch nhấn mạnh.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Hội nghị. |
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Quảng Nam đã có những chuyển biến thay đổi cực kỳ rõ nét, nhưng liệu có phù hợp với giai đoạn sắp tới là vấn đề được đặt ra. “Cả nước đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng, đặc biệt là kỹ nguyên 4.0 của nền kinh tế số, xã hội số đã tác động rất nhanh và toàn diện đến mọi ngành mọi lĩnh vực, do đó cần phải đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Nam phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong tình hình sắp tới”ông Thanh phát biểu. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tỉnh tổ chức Hội nghị này với mong muốn tìm ra một hướng đi phù hợp cho những bước phát triển bền vững, đồng đều cho tỉnh Quảng Nam trong tương lai.
Tỉnh Quảng Nam có vị trí chiến lược và quan trọng, nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia về đường bộ, đường sắt Bắc Nam và đường biển; nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là điểm kết nối ngắn nhất từ các tỉnh Nam Lào, đông bắc Thái Lan, Campuchia đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và biển Đông Việt Nam, thông thương quốc tế thông qua cảng biển Kỳ Hà, sân bay Chu Lai sở hữu hai di sản văn hóa thế giới và có tiềm năng về kinh tế biển khi có đường bờ biển dài 125 km.
Nhiều dự ándu lịch lớn đã được các nhà đầu tư triển khai xây dựng tại vùng Đông Quảng Nam. |
Với xuất phát điểm thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, hạ tầng chậm phát triển, với tỷ lệ hộ nghèo lên đến 24,18%; tuy nhiên đến nay Quảng Nam nổi lên như một hiện tượng trong phát triển của miền Trung với trung tâm công nghiệp ô tôlớn nhât cả nước đang được định hình, tiềm năng du lịch được khai thác tốt. Là một trong số ít các địa phương từ một tỉnh phải nhận ngân sách trợ cấp thường xuyên chuyển thành tự cân đối ngân sách để điều tiết về Trung ương.