Đây là chủ đề chính được tập trung trao đổi,ầnxâydựngkhungkhổpháplýhoànchỉtỷ lệ bóng đá tỷ lệ bóng đá thảo luận tại Hội thảo quốc tế “Công nghệ tài chính trong nền kinh tế thông minh” do Viện Phát triển Doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Đại học Quốc gia Hà Nội… phối hợp tổ chức ngày 20/6.
Phát triển nhanh chóng
Ông Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, fintech được mô tả đơn giản là việc sử dụng các công nghệ để làm đơn giản hóa sản phẩm dịch vụ tài chính và tạo ra kênh cung trên môi trường số đáp ứng tiện lợi nhu cầu của khách hàng.
Tại Việt Nam, fintech đang có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ. Theo đó, nếu như năm 2016 cả nước mới có 40 công ty fintech cạnh tranh trên thị trường, thì đến nay số lượng các công ty fintech đã tăng gấp đôi lên gần 100 công ty. Dự báo, giá trị giao dịch của thị trường fintech Việt Nam sẽ tăng từ 4,4 tỷ USD (2017) lên 7,8 tỷ USD vào năm 2020.
Đồng quan điểm trên, ông Hà Huy Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, với sự phát triển nhanh chóng, fintech đem lại nhiều tác động tích cực cho ngành dịch vụ tài chính như làm thay đổi sâu sắc cấu trúc các sản phẩm tài chính, cấu trúc thị trường tài chính, hành vi khách hàng, mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, fintech cũng tạo ra sự mới mẻ trong các mối quan hệ giữa nhà cung ứng dịch vụ (công ty fintech hoặc ngân hàng) – khách hàng, mối quan hệ giữa nhà cung ứng giải pháp – ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau…
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần |
Bên cạnh những cơ hội, theo ông Tuấn, sự phát triển của fintech cũng đem đến nhiều rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường (khách hàng, các tổ chức tín dụng) và những thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ.
Cụ thể, đối với khách hàng đó là nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân, bảo mật thông tin tài chính. Đối với ngân hàng, fintech đem đến nhiều rủi ro về thay đổi chiến lược kinh doanh do công nghệ mới và mô hình kinh doanh mới, rủi ro hoạt động do phụ thuộc vào bên thứ 3 cung cấp các dịch vụ như dữ liệu… Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, sự phát triển nhanh, mạnh của fintech đem đến thách thức lớn trong việc giám sát, phòng chống rửa tiền, hay các rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng với các sản phẩm fintech, bảo vệ người tiêu dùng…
Khuôn khổ pháp lý cho fintech còn sơ khai
Ông Hà Huy Tuấn cho biết, để thúc đẩy sự phát triển của các công ty fintech, nhiều nước trong khu vực đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, cũng như xây dựng hoàn chỉnh khung khổ pháp lý cho fintech. Đơn cử, tại Hàn Quốc, bên cạnh việc ban hành rất nhiều đạo luật quy định pháp lý cho fintech, Nhà nước còn có các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp fintech như ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp fintech thâm nhập thị trường, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thành lập "Trung tâm Fintech Hàn Quốc" (vào tháng 3/2015), khuyến khích các tập đoàn lớn phát triển fintech… Nhờ có hệ thống quy định pháp lý hoàn chỉnh, tính đến tháng 4/2019, tại Hàn Quốc đã có gần 600 công ty fintech.
Hay như tại Singapore, hiện có hơn 400 công ty fintech hoạt động, bởi Singapore đã xây dựng được một khuôn khổ pháp lý và chính sách hỗ trợ mang tính ổn định, rõ ràng và thân thiện. Đặc biệt, Singapore đã thành lập cơ quan chuyên trách về fintech (gồm các cơ quan chức năng chính phủ tư vấn các công ty khởi nghiệp fintech về các chương trình hỗ trợ vốn, các quy định pháp lý về fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng), hay có “Ngày hội Fintech Singapore” (tập hợp cộng đồng fintech trên toàn cầu để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong việc tạo ra sản phẩm mới)…
Trong khi đó, tại Việt Nam, theo ông Tuấn, khuôn khổ pháp lý cho fintech còn rất sơ khai. Theo đó, Việt Nam hiện mới chỉ có một số đề án mang tính vĩ mô và quy định về thanh toán như Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 – 2020, Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo… Trong khi hầu như chưa có khuôn khổ pháp lý quy định rõ về mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều kiện thành lập và hoạt động của công ty fintech, về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm/dịch vụ, hay các quy định về bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, bảo vệ thông tin cá nhân…
Trước thực trạng đó, theo khuyến nghị của ông Tuấn, trước mắt, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý thử nghiệm đối với fintech, trong đó có cơ chế cho phép các công ty khởi nghiệp fintech được thí điểm/thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ trước khi cung ứng sản phẩm chính thức ra thị trường. Trong trung và dài hạn, cần xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh đối với fintech bao trùm các quy định cụ thể về hoạt động dịch vụ fintech, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng, phòng chống rửa tiền…
Đồng quan điểm trên, bên cạnh đó, ông Phạm Xuân Hòe cho rằng, Nhà nước cần xây dựng, triển khai đồng bộ hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển fintech như chính sách miễn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn, tạo môi trường cho đầu tư fintech, hợp tác với các tổ chức tài chính – ngân hàng truyền thống. Ngoài ra, cần có các chính sách thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ fintech, đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao cho ứng dụng và quản lý fintech…./.
Diệu Thiện