88Point

(CMO) Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến ngày 23/7/2017, toàn tỉnh ghi nhận hơn nơi xem man utd gặp aston villa

【nơi xem man utd gặp aston villa】Nâng cao ý thức phòng, chống bệnh tay chân miệng

Báo Cà Mau(CMO) Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến ngày 23/7/2017, toàn tỉnh ghi nhận hơn 630 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016, tập trung ở các huyện: Đầm Dơi, Thới Bình và TP Cà Mau.

Ngành y tế tích cực

​Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế, thời gian qua, ngành y tế các huyện đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đặc biệt là với ngành giáo dục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại các điểm trường mầm non, nhà trẻ, từ đó tỷ lệ mắc bệnh trong nhà trường là rất thấp. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng và tại hộ gia đình, để mọi người nâng cao ý thức tự phòng tránh.

 Khám sàng lọc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi.

Bác sĩ Lưu Minh Thắng, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi, cho biết: “Lúc mới phát bệnh bé thường phát ban, sốt, sau đó sốt cao và giật mình khi ngủ. Diễn biến nặng hơn thì thì có thể ảnh tới đường hô hấp, rối loạn nhịp thở và ảnh hưởng tới não. Khi phát hiện các triệu chứng ban đầu, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời”.

Bác sĩ Dương Quốc Thống, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi, cho biết thêm: “Tại Khoa Khám bệnh, chúng tôi chọn những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để thực hiện việc khám sàng lọc, tránh tình trạng bỏ sót ca bệnh. Trường hợp mắc bệnh tay chân miệng thì chúng tôi chuyển xuống Khoa Nhiễm để điều trị cách ly. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện chúng tôi rất quan tâm đến việc hướng dẫn người dân cách phòng chống lây nhiễm chéo giữa người bệnh và người lành. Tập trung hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng, thực hiện các biện pháp diệt khuẩn các dụng cụ tiếp xúc với người bệnh”.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, khuyến cáo: “Dù tỷ lệ biến chứng cũng rất thấp, khoảng 5%, nhưng bệnh tay chân miệng khi biến chứng sẽ rất nặng, như viêm não, viêm màng não nên tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian qua, việc chẩn đoán và điều trị tương đối tốt cho nên trường hợp bệnh nặng ít. Tôi khuyên mọi người rằng, công tác phòng bệnh là quan trọng nhất, vì đây là bệnh do siêu vi trùng, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu quả. Khi phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm các tác hại, nếu biến chứng viêm não, viêm màng não thì mức độ tử vong rất cao, dù có đầy đủ điều kiện nhất cũng không tránh khỏi trường hợp tử vong”.

Người dân còn lơ là trong phòng bệnh

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi-rút cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số ít trường hợp có diễn biến nặng và biến chứng nguy hiểm. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá, dịch tiết mũi, miệng, tiếp xúc trực tiếp từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Nguyên nhân do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém. Hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Phần lớn người dân hiện đã hiểu biết nhiều về bệnh, tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tại nhà cũng như việc phát hiện và điều trị bệnh còn nhiều hạn chế.

Bà Trương Thị Nhân, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, cho biết: “Ban đầu bé bị sốt, nóng, gia đình không biết bé mắc bệnh tay chân miệng nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Sau 2 ngày bé không hết, kiểm tra kỹ thì thấy miệng bé nổi nhiều chấm đỏ nên chở bé đi khám”.

Chị Trần Thị Huỳnh Như, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, cho biết: “Bé bị sốt, biếng ăn, trong lòng bàn tay, bàn chân nổi ban đỏ nên gia đình chở bé đến bệnh viện khám. Hằng ngày tôi thường xuyên vệ sinh bàn tay, đồ chơi của bé”.

Để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng đạt hiệu quả, ngành y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của trẻ, theo dõi để phát hiện sớm và cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh./.

Minh Khang

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap