Mất cân bằng giới tính ở nước ta đã xuất hiện từ gần 10 năm nay và đang lan rộng ra nhiều tỉnh thành. Vài năm trở lại đây,ảnhbaacuteotrướcnguycơmấtcacircnbằnggiớitiacutenhởBigravenhPhướkết quả thụy sĩ hôm nay nguy cơ mất cân bằng giới tính đã ở mức báo động. Năm 2009, tỷ lệ này là 108 bé trai/100 bé gái, năm 2010 là 111/100 và 6 tháng đầu năm 2011, các chuyên gia dân số dự báo tỷ lệ đã tăng lên 112/100. Bình Phước đang nằm ở tiệm cận nguy hiểm, cần được cảnh báo…
MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH
Theo số liệu công bố của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam, năm 2006, tỷ lệ giới tính khi sinh (tức số trẻ em trai/100 trẻ em gái) là 110, tiệm cận mức báo động nguy hiểm. Đến nay, tỷ lệ này đã tăng lên trên 112 bé trai/100 bé gái. Dân số đang đứng trước nguy cơ bùng nổ mất cân bằng giới tính. Thông thường, tỷ số giới tính khi sinh nằm trong khoảng 103-106 trẻ trai/100 trẻ gái. Nhưng ở nước ta, tỷ số giới tính khi sinh đang ở mức cao, tăng nhanh liên tục trong 5 năm qua và có thể vượt ngưỡng 115 trẻ trai/100 trẻ gái trong vài năm tới.
Rất khó kiểm soát việc lựa chọn giới tính thai nhi khi khám thai |
Ở Bình Phước, theo khảo sát chuyên ngành, hiện tại tỷ số giới tính khi sinh mới chỉ nằm ở tiệm cận nguy hiểm là 109 bé trai/100 bé gái. Theo ông Bạch Sỹ Long, Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh: “Mức lệch chuẩn bé trai - gái đã tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy, nếu không có sự tuyên truyền, cảnh báo tích cực thì nguy cơ mất cân bằng giới tính ở Bình Phước dẫn tới trầm trọng, hậu quả nóng sẽ diễn ra ở 10-15 năm sau”.
Mất cân bằng giới tính khi sinh là vấn đề đáng lo ngại nhất trong những thách thức về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước hiện nay.
Sự mất cân bằng này sẽ làm gia tăng mâu thuẫn trong việc tìm kiếm bạn tình và vấn đề hôn nhân. Nhiều nam giới không tìm được bạn tình hoặc vợ sẽ lâm vào tình trạng gia tăng nồng độ nội tiết tố nam (testosteron), dẫn đến tăng tính hung hãn. Tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và mại dâm cũng sẽ tăng.
Nếu không được khống chế mà vẫn tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay thì mất cân bằng giới tính trở thành vấn đề nghiêm trọng trong tương lai, ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính và nhân khẩu học. Điều đó tác động nặng nề khi họ bước vào độ tuổi lập gia đình. Khoảng những năm 2030 thì nhóm nam giới này sẽ dư thừa so với phụ nữ cùng lứa. Hơn nữa, nếu tỷ lệ giới tính khi sinh không được khống chế và trở lại mức bình thường trong vòng 2 thập kỷ tới thì đến năm 2035, mức dư thừa nam giới sẽ chiếm 10% tổng số nữ giới, thậm chí còn cao hơn. Sự khan hiếm phụ nữ sẽ gây thêm áp lực buộc họ phải kết hôn ở độ tuổi trẻ hơn, có thể dẫn đến tăng nhu cầu mại dâm, mạng lưới buôn bán phụ nữ có thể lan rộng. Cùng với đó là gia tăng nạn bạo hành về giới, hiện tượng buôn bán phụ nữ qua biên giới và việc phát triển của các dịch vụ liên quan đến giới tính.
CÓ THỂ KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH?
Tâm lý trong gia đình phải “có nếp, có tẻ”, “sinh con trai để nối dõi tông đường” đã ăn sâu vào nhận thức người dân. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn nghèo, suy nghĩ này vẫn vô cùng nặng nề. Thậm chí ngay những người có trình độ học vấn cao vẫn luôn đặt nặng tư tưởng phải sinh con trai đầu lòng. Vợ chồng chị L.T.C (xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài) là giáo viên, sau khi siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi là con gái đã không ngần ngại phá bỏ bởi lý do rất vô căn cứ: sinh con gái đầu lòng không hợp tuổi với bố, làm ăn không phát...
Tuy Pháp lệnh Dân số đã nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi nhưng điều này vẫn đang diễn ra, nhất là ở khu vực khám tư nhân. Không công khai cung cấp thông tin nhưng người ta có thể ra ám hiệu, nói ẩn ý. Ví dụ, người khám chỉ cần nói: bé giống cha, hoặc bé giống mẹ là tự động thai phụ sẽ hiểu là bé trai hay bé gái.
Theo ông Bạch Sỹ Long, Chi cục trưởng Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh, nếu không kiểm soát được tình trạng mất cân bằng giới tính thì trong thời gian không xa, hệ lụy sẽ khôn lường. Đây chính là dịp tốt nhất để huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị cùng chung vai thực hiện công tác DS-KHHGĐ một cách quyết liệt và hiệu quả nhất. Ngày 7-7 vừa qua, Chi cục DS- KHHGĐ đã tổ chức lễ phát động chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2011 tại huyện Bù Đăng nhằm tạo dư luận xã hội tốt trong toàn tỉnh về hiệu quả của chiến dịch, đúng theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Y tế.
Muốn giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cần sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy và chính quyền các cấp; sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị và tiến hành đồng bộ rất nhiều giải pháp để không ngừng nâng cao vị thế của người phụ nữ. Người phụ nữ không những có tiếng nói mà còn có vai trò tham gia quyết định những công việc xã hội, của gia đình, dòng họ...
Ông Bạch Sỹ Long, Chi cục trưởng Chi cục Dân số KHHGĐ tỉnh: Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Nguyên nhân được thừa nhận nhiều nhất là hiện tượng phá thai giới tính và tìm phương pháp sinh con theo ý muốn. Vì vậy, giải pháp chủ yếu hiện nay là đẩy mạnh tuyên truyền vận động, định hướng tốt cho mọi người dân, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh đẻ. Một giải pháp căn bản, dài hơi hơn là quan tâm giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Khi không nặng tư tưởng phải dựa vào con trai lúc cuối đời của cha mẹ, thì áp lực sinh con trai sẽ giảm. |
Ngọc Tú