【ket qua bong da hang 2 duc】Chú trọng phát triển Giáo dục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu ý kiến tại hội nghị

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Y Thanh Hà Niê K’đăm,ọngphaacutettriểnGiaacuteodụket qua bong da hang 2 duc Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hầu A Lềnh, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu; Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh; Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các địa phương thuộc khu vực Đông Nam bộ.

Vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

Với tiềm năng, lợi thế vượt trội, vùng Đông Nam Bộ luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu cả nước, là đầu tàu kinh tế, có đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của đất nước; là trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là Thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của cả nước.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian qua, giáo dục và đào tạo của vùng Đông Nam Bộ đã đạt được những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, sự quan tâm của toàn xã hội.

Thống kê trong năm học 2020-2021, toàn vùng có 7.871 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Đến tháng 6/2022, toàn vùng có 57 trường đại học và 316 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với các ngành nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu về lao động chất lượng cao cho phát triển kinh tế-xã hội của vùng...

Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo của vùng Đông Nam Bộ vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp; tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở đào tạo; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh tại địa bàn tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều hạn chế…

Tại hội nghị, đại diện các ban, bộ, ngành, các địa phương đã trao đổi, chỉ ra những hạn chế cần tháo gỡ và góp ý những giải pháp để giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ phát triển xứng tầm, nhằm thực hiện đạt mục tiêu Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, tầm nhìn 2045, giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước và thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á.

Đến năm 2025, huy động ít nhất 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường; tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 30% trở lên.

Đến năm 2030, huy động được 40% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến trường. Phấn đấu đến năm 2030, đủ số lượng giáo viên theo quy định, 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên...

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, thông qua hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn sẽ cùng với các địa phương thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục vùng Đông Nam Bộ hiện nay; đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đã làm được trong thời gian qua và trên cơ sở đó cùng nhau đề ra các giải pháp để phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Qua đó, các địa phương đã quan tâm thì mong muốn tiếp tục quan tâm hơn; các bộ, ngành sẽ tăng cường sự thấu hiểu, đồng hành và hỗ trợ để các địa phương thực hiện thành công các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của từng địa phương và của toàn vùng.

Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Trần Hồng Hà đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương đã nỗ lực để vùng Đông Nam Bộ là trung tâm phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, là đầu tàu kinh tế lớn nhất của cả nước; đồng thời, nhấn mạnh vùng cần tập trung tìm các giải pháp để phát triển trong thời gian tới, chú trọng phương thức phát triển tài nguyên tri thức; chú trọng công tác giáo dục-đào tạo dựa trên vấn đề tiếp thu kinh nghiệm của thế giới và đặt ra từng bối cảnh gắn với cơ sở khoa học, tập trung đầu tư cho vấn đề giáo dục-đào tạo cùng các chính sách đi kèm nhằm thúc đẩy phát triển thực chất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các bộ ngành, địa phương cùng nhau nghiên cứu về phát triển giáo dục và đào tạo... Phải đổi mới mô hình tổ chức nhà trường, xem xét xác định nội dung giáo dục cơ bản, cấu trúc lại và xác định bài học cho đào tạo, có chính sách và phát huy xã hội hóa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

Nhấn mạnh việc nghiên cứu kỹ nội dung Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đồng chí Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các bộ ngành, địa phương cùng nhau nghiên cứu về phát triển giáo dục và đào tạo, xác định đúng vị trí của giáo dục và đào tạo nhằm đưa ra dự báo về ngành để phát triển mạng lưới trên cơ sở quốc gia, vùng và lĩnh vực; cần tư duy về quy hoạch để có đủ cơ sở vật chất, không gian quy hoạch được hệ thống các trường nhằm có đủ nguồn lực, không gian để học sinh học tập.

Đồng chí Trần Hồng Hà lưu ý, cần có chính sách thu hút dạy và học, phải xem đào tạo là đi trước một bước và thu hút những người giỏi đến dạy, để người giỏi truyền thụ và có những cơ chế linh hoạt.

Đồng thời, phải đổi mới mô hình tổ chức nhà trường, nên xem xét xác định nội dung giáo dục cơ bản, cấu trúc lại và xác định bài học cho đào tạo, có chính sách và phát huy xã hội hóa.

Đồng chí Trần Hồng Hà đề nghị, cần xây dựng một số trung tâm đào tạo đại học, trên đại học, đầu tư cho những lĩnh vực mới, xây dựng thành các trung tâm đổi mới sáng tạo.

Cần có chủ trương tập trung đầu tư, chú trọng đầu tư vùng sâu vùng xa, phát triển các trường đại học, tập trung trường nghề; có quỹ nghiên cứu, có cơ chế, chính sách khuyến khích cho giáo dục, phải huy động được nguồn lực đầu tư từ xã hội hóa.

Bên cạnh việc phát huy nội lực, ngành giáo dục-đào tạo phải có cơ chế huy động các nguồn lực từ bên ngoài; trong đó, có các nhân tài từ nước ngoài đầu tư vào giáo dục để đào tạo nguồn lực có thể hội nhập thị trường lao động rộng rãi hơn.