【hướng dẫn đọc kèo bóng đá】Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Tư vấn tuyển sinh năm 2023 cho thí sinh

Tìm hiểu dự báo thị trường lao động

Đến mùa tuyển sinh,ọnngànhtheodựbáothịtrườnglaođộhướng dẫn đọc kèo bóng đá chuyện chọn ngành nghề lại “nóng”. Tuy chưa có các thống kê cụ thể, nhưng hàng năm, vẫn có không ít sinh viên vừa học năm 1 đã bỏ học để chuyển sang đăng ký ngành khác chỉ vì lý do không phù hợp. Nhiều sinh viên ra trường phải học thêm ngành mới, hoặc tìm việc khác vì thị trường lao động “bão hòa”.

H.H.V, một cựu sinh viên ở Huế cho biết: “Em học ngành Giáo dục thể chất, muốn ra làm giáo viên thể dục, nhưng xin việc khó khăn, phải học thêm ở ngoài để kinh doanh shop thể thao và học đan vợt cầu lông”.

Khó khăn của sinh viên ít nhiều bắt nguồn từ việc chọn ngành nghề khi đăng ký xét tuyển ĐH. Nhiều người chọn sai ngành nghề, không phù hợp với bản thân, hoặc chọn theo phong trào, ý kiến người thân, theo sở thích mà không quan tâm đến dự báo thị trường lao động, tương lai đầu ra việc làm.

Nhìn vào bức tranh tuyển sinh những năm gần đây, thực trạng thí sinh chọn ngành theo số đông vẫn còn tồn tại. Điều này dẫn đến tình trạng điểm chuẩn một số ngành tăng vọt. Qua số lượng nguyện vọng xét tuyển ở các phương thức, có thể thấy nhóm ngành kinh tế - quản trị là một trong những nhóm ngành được rất nhiều thí sinh lựa chọn vài năm trước. Năm 2022, nhiều ngành sư phạm, khoa học xã hội có điểm chuẩn tăng mạnh với lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng khá lớn.

Theo các chuyên gia giáo dục, điểm khá thuận lợi trong thời đại công nghệ hiện nay là mọi người đều dễ dàng tìm kiếm các thông tin. Nhiều phân tích về dự báo thị trường lao động từ các cơ quan, ban ngành Trung ương, địa phương cũng được công khai, thế nhưng nhiều thí sinh chưa tiếp cận.

Ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia dự báo nhân lực, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đào tạo Kinh tế quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho rằng, xu hướng nghề nghiệp được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định rất lớn đến việc chọn ngành nghề và sự thành công của tất cả mọi người. Những biến động về kinh tế, xã hội và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ đã góp phần tạo ra nhiều ngành nghề mới, kéo theo sự cần thiết về nguồn nhân lực. Vì vậy, tham khảo xu hướng nghề nghiệp sẽ có thể làm học sinh thay đổi suy nghĩ và quan niệm bản thân về một nghề nào đó. Ngoài ra, việc xem xét xu hướng nghề nghiệp hiện nay cũng sẽ giúp giảm đi khá nhiều rủi ro trong quá trình tìm việc, tìm nghề trong tương lai.

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế chia sẻ, chọn ngành để học cũng là bước đầu quyết định đến nghề nghiệp gắn bó sau này. Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cho học sinh, sinh viên những cơ hội và thách thức nhất định trong vấn đề việc làm nhưng cũng đòi hỏi sự lựa chọn của thí sinh phải rất kỹ lưỡng. Các em nên chọn ngành nghề phù hợp năng lực, sở thích, nhiều cơ hội tìm được việc làm khi ra trường, đặc biệt theo dự báo nhu cầu của thị trường lao động.

Học sinh trung học phổ thông trải nghiệm định hướng nghề nghiệp tại Khoa Kiến trúc - Trường đại học Khoa học

Tham khảo & nhìn đúng chính mình

Các chuyên gia nhận định, thị trường lao động giai đoạn sắp tới có sự thay đổi chất lượng cơ cấu ngành nghề, sự kết hợp, lồng ghép nhau hình thành những nhóm ngành nghề theo hướng tích hợp, phù hợp cơ cấu công nghệ số.

Theo dự báo, trong 5 năm tới sẽ có một nhóm ngành phát triển mạnh. Đầu tiên là nhóm ngành công nghệ và kỹ thuật; quản trị viên của các ngành kỹ thuật cùng các nhóm ngành thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc…

Nhóm ngành công nghệ thông tin, phát triển chuyên sâu khoa học máy tính, công nghệ thông tin - lập trình và phần mềm, trí tuệ nhân tạo cũng là lĩnh vực đòi hỏi số lượng và chất lượng nhân lực rất lớn. “Ngay tại Huế, với đề án 10.000 nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh cùng với sự thu hút nhiều doanh nghiệp lớn về Huế, rõ ràng đây là những ngành có cơ hội việc làm cao”, TS. Nguyễn Quang Lịch, Khoa Trưởng khoa Kỹ thuật và Công nghệ - ĐH Huế nhận định.

Ngoài ra, các nhóm ngành quản trị kinh doanh - tài chính; nhóm ngành về khoa học xã hội, du lịch - nhà hàng - khách sạn, luật, ngôn ngữ, tổ chức sự kiện, truyền thông đa phương tiện; nhóm ngành về chăm sóc sức khỏe hay nhóm ngành công nghệ nông - lâm cũng được chuyên gia nhận định sẽ có bước phát triển mạnh trong 5 năm tới.

Trong giai đoạn 2025 - 2035, xu hướng tuyển dụng các ngành liên quan đến công nghệ trong thời đại 4.0 luôn ở mức cao nhất so với các ngành khác. Vì vậy, nhu cầu nhân lực qua đào tạo gắn với chuyển đổi số, khả năng thích ứng với sự chuyển đổi của xã hội ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thị trường lao động.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, dự báo thị trường có tính chất tham khảo, dựa vào đó, thí sinh cần nhìn lại mình về sở thích, đam mê, năng lực phù hợp để lựa chọn. Đáng chú ý, khi gia nhập thị trường lao động thì ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo, mỗi người cũng cần trang bị thêm kỹ năng, đặc biệt là biết ứng dụng công nghệ, am hiểu ít nhất một ngoại ngữ để tạo thế mạnh về cơ hội nghề nghiệp.

Bài, ảnh:HỮU PHÚC