【bảng xếp hạng giải bỉ】Chứng khoán tuần: Hy vọng từ VNM
Đầu tàu blue-chips khởi động
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là HSX30 được đặt nhiều kỳ vọng sẽ đưa VN-Index vượt qua mức kháng cự quan trọng trong tuần này. Đã có sự khởi động nhất định ở nhóm này,ứngkhoántuầnHyvọngtừbảng xếp hạng giải bỉ khi chỉ số HSX30 cũng tăng 0,5%.
Tuy thế điều tác động lên VN-Index chủ yếu lại nằm ở những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, mà những mã này lại chưa thực sự bứt phá một cách rõ rệt. Thống kê cho thấy trong 11 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất ở HSX – những mã đạt quy mô từ 20.000 tỷ đồng trở lên – vẫn đang trong tình trạng giằng co không rõ ràng.
Tuần qua, chỉ có 3/11 mã tăng giá là VNM tăng 3%, GAS tăng 3,9%, HPG tăng 4,7%. Phía ngược lại, có tới 7 mã giảm giá là VCB giảm 0,5%, VIC giảm 0,9%, CTG giảm 2,2%, BID giảm 2,2%, MSN giảm 1,3%, BVH giảm 2,7%, MBB giảm 0,7%. Duy nhất STB không thay đổi.
Phải nói rằng VN-Index đã rất may mắn khi trong 3 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất theo thứ tự là VNM, VCB và GAS thì chỉ có VCB giảm giá. Tuy nhiên điều này cũng không phủ nhận được một thực tế là có nhiều cổ phiếu lớn khác giảm giá, phần lớn nằm trong phân khúc trung bình của nhóm vốn hóa lớn.
Những cổ phiếu vốn hóa từ thứ 12 trở đi có sự cách biệt vốn hóa quá lớn. Chẳng hạn FPT đứng thứ 12 chỉ có vốn hóa khoảng 19.280 tỷ đồng, chưa bằng một phần ba quy mô vốn hóa của mã đứng thấp nhất trong Top 5 là CTG.
Sự khởi động ở nhóm blue-chips có chăng mới ở nhóm “chiếu dưới” xét theo vốn hóa. Ví dụ rổ HSX30 tuần này có 15 cổ phiếu tăng giá so với cuối tuần trước và 11 mã giảm giá. Tăng tốt nhất là HSG với gần 10,9% thì trong bảng xếp hạng vốn hóa chỉ đứng thứ 24; PVD tăng 4,74% chỉ đứng thứ 14; HPG tăng 4,73%, đứng thứ 8. Đó là 3 blue-chips tăng tốt nhất của rổ này và không có mã nào nằm trong Top 5 vốn hóa thị trường.
Có một thực tế ở thị trường chứng khoán Việt Nam, là quy mô vốn hóa có tính quyết định cao nhất, tiếp đến là số lượng cổ phiếu tăng giảm. Như tuần qua, số cổ phiếu tăng giá nhiều hơn số giảm, bản thân trong nhóm blue-chips cũng có số tăng giá nhiều hơn, nhưng vốn hóa của nhóm giảm lại lớn hơn.
VNM, GAS là những đại diện rất tốt, nhưng chưa phải là tất cả, vì như đã chỉ ra ở phía trên, nhóm vốn hóa trên 20.000 tỷ đang có số giảm áp đảo. Thị trường cần có sức lan tỏa từ nhóm vốn hóa thấp nhất (của các blue-chips) lên nhóm trung bình, lấy số đông để chiến thắng vốn hóa, từ đó mới tạo được đà tăng trưởng rõ ràng.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/3 | Giá đóng cửa ngày 29/2 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/3 | Giá đóng cửa ngày 29/2 | Mức tăng (%) |
SVT | 14 | 18.5 | -24.32 | TLH | 4.3 | 3.4 | 26.47 |
TNT | 26.1 | 31.5 | -17.14 | TRC | 24.5 | 20 | 22.5 |
TSC | 13.8 | 16.1 | -14.29 | LCM | 2.9 | 2.4 | 20.83 |
VLF | 1.3 | 1.5 | -13.33 | DLG | 7.1 | 6 | 18.33 |
C21 | 16.5 | 18.5 | -10.81 | VIS | 7.1 | 6 | 18.33 |
BCG | 15.8 | 17.7 | -10.73 | THG | 39.4 | 33.9 | 16.22 |
NAV | 8.4 | 9.4 | -10.64 | DMC | 68.5 | 59 | 16.1 |
HTL | 67 | 74.5 | -10.07 | FMC | 20.7 | 18 | 15 |
TIE | 10.7 | 11.7 | -8.55 | CAV | 71.5 | 62.5 | 14.4 |
SSC | 47.6 | 52 | -8.46 | HNG | 8.8 | 7.7 | 14.29 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/3 | Giá đóng cửa ngày 29/2 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/3 | Giá đóng cửa ngày 29/2 | Mức tăng (%) |
DPS | 7 | 9.8 | -28.57 | KHL | 2.5 | 1.8 | 38.89 |
DLR | 9.3 | 12.6 | -26.19 | TKU | 8.5 | 6.5 | 30.77 |
ALV | 4.5 | 5.4 | -16.67 | SAF | 59.1 | 48.2 | 22.61 |
SDC | 14 | 16.6 | -15.66 | CTN | 2.8 | 2.3 | 21.74 |
B82 | 6 | 7 | -14.29 | HTP | 15.1 | 12.6 | 19.84 |
PSI | 7 | 8 | -12.5 | NBP | 21.3 | 17.8 | 19.66 |
SDN | 27 | 30.7 | -12.05 | VC2 | 13 | 11 | 18.18 |
TVC | 13.3 | 15.1 | -11.92 | PIV | 11.9 | 10.1 | 17.82 |
ACM | 4.5 | 5.1 | -11.76 | VC5 | 5.3 | 4.6 | 15.22 |
HLY | 9 | 10.1 | -10.89 | PVL | 2.3 | 2 | 15 |
Sức hấp dẫn VNM và động lực nới room
Để tăng trương tốt hơn mà trước mắt là vượt được 580 điểm, thị trường cần có một cú hích mới. Kết quả kinh doanh không còn là điều được mong đợi nhiều, có chăng là những phỏng đoán về con số quý 1/2016. Con số này ít nhất phải tới giữa tháng 4 mới bắt đầu được hé lộ.
Trong khi đó ngưỡng 580 điểm đã ở ngay trước mắt, khi VN-Index đóng cửa tuần này đã đạt 577,26 điểm. Nhiều cổ phiếu tăng giá trong tuần là một kích lệ và là một động lực khá quan trọng, nhưng để đột phá, thị trường cần những yếu tố hỗ trợ mạnh hơn.
Hiện tượng VNM trong tuần qua, đúng hơn là trong phiên cuối tuần hé lộ mối quan tâm lớn của thị trường hiện tại, là triển vọng thực thi mở room ở nhiều doanh nghiệp hấp dẫn. Cổ phiếu này có một ngày đột phá tăng 3,8%, đã đóng góp nhiều nhất cho VN-Index khi các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như ngân hàng, lại giảm giá.
Nếu nhìn xa hơn, trước đó đã có một vài hiện tượng khác như REE, GMD, FPT, TCM… cũng đã bùng nổ tăng khi kỳ vọng nới room được khơi lên. Dĩ nhiên nhiều trường hợp “chóng tàn”, nhưng chắc chắn kỳ vọng vẫn còn đó, chỉ là chưa được “nuôi dưỡng” một cách hợp lý.
Mùa đại hội cổ đông năm nay khác với các năm trước, con số lợi nhuận, mục tiêu kế hoạch, vấn đề chia thưởng có thể sẽ không nóng bằng kết hoạch mở room thực thi thế nào. Các khung pháp lý cho nới room đang được xúc tiến và sẽ hoàn thành trong năm 2016, nhưng trước hết phải là sự chuẩn bị trước của doanh nghiệp, mà cụ thể là quyết định tại đại hội cổ đông.
Mở room là điều mà thị trường mong mỏi từ rất lâu, nhưng vì nhiều lý do chưa đem lại sự thỏa mãn, thậm chí còn tạo thất vọng cho nhà đầu tư. Năm nay câu chuyện mở room chưa bao giờ đến gần như vậy.
Động lực cho thị trường không nhất thiết phải là một quyết định cuối cùng, như doanh nghiệp A sẽ nới room, mà là quyết tâm nới room được hiện thực hóa qua từng bước đi cụ thể.
Thị trường luôn nhìn vào tương lai và các hành động hiện tại đều mang tính đánh cược về tương lai. Nếu có sự tin tưởng vào tương lai, hành động trong hiện tại sẽ được thực hiện trước, vì với chứng khoán, đồng tiền đi trước luôn là đồng tiền thông minh./.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
29.2.2016 | 2,250.6 | 283.6 | 308.3 |
1.3.2016 | 2,404.6 | 151.4 | 166.3 |
2.3.2016 | 2,773.6 | 297.9 | 147.7 |
3.3.2016 | 2,195.7 | 184.0 | 120.0 |
4.3.2016 | 2,387.2 | 264.5 | 151.7 |
7.3.2016 | 3,070.4 | 265.0 | 158.4 |
8.3.2016 | 2,921.0 | 309.6 | 289.7 |
9.3.2016 | 2,219.6 | 182.9 | 235.3 |
10.3.2016 | 2,343.0 | 152.8 | 226.0 |
11.3.2016 | 2,832.1 | 138.9 | 186.6 |
Trọng Nghĩa