【kết quả vòng loại cúp c1 châu âu】Kinh tế Mỹ chạm đáy, hàng 'Made in Vietnam' phục hồi

Xuất khẩu Việt Nam chạm đáy

TheếMỹchạmđáyhàngMadeinVietnamphụchồkết quả vòng loại cúp c1 châu âuo Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, Michael Kokalari, trong năm 2023, yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực nhất đối với tăng trưởng GDP của Việt Nam là sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm "Made in Vietnam".

Việt Nam đã trải qua đợt sụt giảm xuất khẩu kéo dài nhất trong hơn một thập kỷ qua, làm cho hoạt động sản xuất trong nước giảm 1% trong 7 tháng đầu năm 2023. Nguyên nhân do phần lớn các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được xuất ra nước ngoài. Nhiều dấu hiệu cho thấy xuất khẩu có khả năng phục hồi trong quý cuối năm.

VinaCapital kỳ vọng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phục hồi hoàn toàn vào năm 2024 và đưa ngành sản xuất trở lại mức tăng trưởng 8-9%. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP phục hồi từ dưới 5% trong năm 2023 (theo dự báo của VinaCapital) lên 6,5% trong năm 2024.

Bên cạnh đó, các biện pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất điều hành cũng sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế năm sau.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dựa vào hoạt động xuất khẩu. Do vậy, tổ chức này kỳ vọng xuất khẩu phục hồi sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tăng từ 6% trong 2023 lên hơn 20% trong 2024. Yếu tố này sẽ hỗ trợ chỉ số chứng khoán VN-Index trong những tháng tiếp theo.

Theo VinaCapital, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị xuất khẩu). Các nhà bán lẻ và các công ty hàng tiêu dùng tại Mỹ như Nike, Lululemon,... đặt mua quá nhiều sản phẩm "Made in Vietnam"/"Made in Asia" trong năm ngoái do kỳ vọng về sự phục hồi của kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhưng điều đó đã không xảy ra.

Xuất khẩu của Việt Nam được dự báo tăng trở lại trong quý IV.

Sau khi các biện pháp phong tỏa COVID-19 được dỡ bỏ, thay vì mua nhiều hàng tiêu dùng hơn, người Mỹ lại ưu tiên chi tiêu cho các dịch vụ như du lịch và ăn uống.

Tình hình càng trở nên ảm đạm hơn khi các công ty nói trên đã đặt hàng quá nhiều từ các nhà máy ở châu Á nhằm giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hàng. Kết quả là lượng hàng tồn kho của các công ty như Walmart, Target và Nike vào cuối năm 2022 tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước đó.

Mỹ hồi phục, “đại bàng” tiếp tục dồn tiền vào Việt Nam

Để giải quyết lượng tồn kho ở mức quá cao, các tập đoàn đa quốc gia cắt giảm đơn đặt hàng tại các nhà máy Việt Nam, dẫn đến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2023 đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, các công ty Mỹ đã đẩy mạnh cắt giảm hàng tồn kho trong suốt những tháng vừa qua của năm 2023. Chỉ số hàng tồn kho của ISM đã đạt mức thấp nhất trong 9 năm qua vào tháng 6 và tăng nhẹ vào tháng 7.

Lượng hàng tồn kho của các nhà bán lẻ tại Mỹ vẫn tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lượng hàng tồn kho đối với các sản phẩm "Made in Vietnam" như hàng điện tử gia dụng và hàng may mặc theo ước tính không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. 

Tất cả những yếu tố nêu trên có liên quan mật thiết đến các số liệu xuất khẩu của Việt Nam. Nỗ lực giảm hàng tồn kho của các công ty như Walmart và các công ty khác làm cho xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh trong giai đoạn nửa đầu năm nay. Việc này đang gần kết thúc và xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh vào tháng 7 vừa qua, đạt mức tăng gần 7% so với tháng 6. Nhờ đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã cải thiện đáng kể so với cùng kỳ.

Sự cải thiện xuất khẩu sang Mỹ đã góp phần làm cho tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam phục hồi, từ mức giảm 12% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2023, còn giảm 2% trong tháng 7.

Bên cạnh đó, theo VinaCapital, Việt Nam cũng đang hưởng lợi từ việc các tập đoàn đa quốc gia chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này giải thích tại sao xuất khẩu của Việt Nam chỉ giảm 2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7, tích cực hơn nhiều so với mức giảm 15% của Trung Quốc, 16% của Hàn Quốc và 10% của Đài Loan (Trung Quốc). 

Tất cả các nhà xuất khẩu tại châu Á đều được hưởng lợi từ việc chu kỳ hàng tồn kho tại Mỹ chạm đáy, nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất tại châu Á hưởng lợi đáng kể từ việc nhiều nhà máy mới vốn FDI được thành lập. Trong khi đó, dòng vốn FDI vào Trung Quốc đã đạt mức thấp kỷ lục trong quý 2 vừa qua.

VinaCapital tin rằng sự cải thiện trong xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng tốc trong thời gian tới.

Chỉ số sản xuất PMI của Việt Nam tăng từ 46,2 điểm trong tháng 6 lên 48,7 điểm trong tháng 7. Đây cũng được xem là tín hiệu cho thấy, các doanh nghiệp bắt đầu tăng cường nhập khẩu/mua sắm nguyên liệu đầu vào, dần đẩy mạnh hoạt động sản xuất do kỳ vọng về sự hồi phục đơn đặt hàng xuất khẩu vào cuối năm nay.

Ông Michael Kokalari cho rằng, hoạt động xuất khẩu hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh và hàng may mặc sẽ hồi phục mạnh. Xuất khẩu hàng may mặc sang Hàn Quốc và Nhật Bản đã tăng đột biến khoảng 30% so với tháng trước vào tháng 7.

Toàn cầu 'thắt lưng buộc bụng', loạt thế mạnh tỷ USD hạ mục tiêu xuất khẩuLạm phát khiến người tiêu dùng toàn cầu phải “thắt lưng buộc bụng” để cân đối chi tiêu. Nhiều nông sản vốn là thế mạnh tỷ USD của Việt Nam gặp khó, phải hạ mục tiêu xuất khẩu.