【tỷ số granada】Chưa tới 10% nông sản được chế biến đạt chất lượng quốc tế
Gia tăng công nghệ trong chế biến cho nông sản xuất khẩu |
Thiếu công nghệ chế biến, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản còn khó khăn |
Câu chuyện liên kết sản xuất nông sản vẫn vấp phải không ít khó khăn, thách thức. Ảnh: N.H |
Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, dù đứng đầu thế giới về quy mô xuất khẩu nông sản, song mức độ tham gia của Việt Nam vào chuỗi cung ứng hàng nông sản toàn cầu còn chưa cao do 80% nông sản xuất khẩu dưới dạng thô, hàm lượng chế biến thấp.
Theo ông Thành, từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Công nghệ sau thu hoạch, do trình độ phát triển và mức độ đầu tư cho công nghiệp chế biến còn thấp nên tỷ lệ sản phẩm nông sản chế biến đạt chất lượng quốc tế đến nay mới chỉ đạt khoảng trên dưới 10% và số doanh nghiệp chế biến nông sản đăng ký chất lượng sản phẩm hiện mới dừng ở tỷ lệ khoảng 15%.
Khẳng định việc phát triển chuỗi cung ứng cho nông sản an toàn là cần thiết và là đòi hỏi tất yếu, ông Võ Tân Thành cho rằng, để tham gia chuỗi cung ứng hàng nông sản an toàn và bền vững, nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp qua việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Đặc biệt, cần ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao hiệu lực hợp đồng và hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước tạo điều kiện cho liên kết phát triển.
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự quyết tâm của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần phải tự vận động đi lên bằng cách đầu tư thích đáng cho công nghệ, liên kết nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Đồng thời, với vai trò là trung tâm chuỗi, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cũng cần có sự kết nối chặt chẽ với các thành viên khác trong chuỗi.
Từ góc độ doanh nghiệp, TS. Từ Minh Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Dịch vụ Thái Bình Dương cho rằng, hiện nay việc đầu tư cho sản xuất nông sản chưa có nhiều và chưa dám đầu tư mạnh vì sản xuất nông sản khá bấp bênh. Do đó, cần phải tính được tổng cầu của tất cả thị trường rồi mới ra được kế hoạch sản xuất.
Theo TS. Từ Minh Thiện, Việt Nam có rất nhiều chính sách nhưng để tiếp cận chính sách không dễ, nhất là đối với nông dân. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ cao vẫn còn hạn chế.
Từ đó, TS. Từ Minh Thiện kiến nghị, để phát triển chuỗi cũng đạt được hiệu quả cao, các giải pháp cần được triển khai đồng bộ, xuyên suốt và linh hoạt. Về lâu dài, cần thay đổi tư duy liên kết sản xuất kinh doanh của người sản xuất lẫn cấp quản lý.
Đang triển khai nhiều chuỗi liên kết, ông Bùi Văn My, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài gòn cho biết công ty cũng gặp khó khăn khi liên kết như khó tìm được đơn vị sẵn sàng chia sẻ, ổn định lâu dài. Để nâng cao hiệu quả liên kết, ông My cho rằng, khâu quản lý phải chặt, đảm bảo giá cạnh tranh trên thị trường đồng thời phải đảm bảo được tính an toàn và bền vững của sản phẩm. Bên cạnh đó, các chính sách đưa ra phải nhất quán, thống nhất từ trên xuống dưới.