Cơ hội và áp lực
Ông Julien Brun - Giám đốc điều hành - Công ty tư vấn CEL Consulting - cho biết: EVFTA mang lại nhiều cơ hội lớn cho tăng trưởng kinh tế,Đềcaovaitròchuỗicungứtỷ số tbn xuất khẩu (XK), thu hút đầu tư. Hỗ trợ các địa phương, DN đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực thế mạnh. Ngoài ra, EU hiện không có một nền kinh tế nào ở gần để đáp ứng nhu cầu chuỗi cung ứng. Vì vậy, EU đã lựa chọn một số thị trường, trong đó có Việt Nam với tư cách là một trong những nước phát triển đầu tiên có được EVFTA với EU.
EVFTA mang lại nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp |
Khi tham gia EVFTA, EU cũng sẽ khuyến khích Việt Nam đổi mới hoặc đồng đổi mới để giảm thiểu tác hại đến môi trường của cả sản phẩm và chuỗi cung ứng của họ. Việc giảm sử dụng đồ nhựa, hóa chất trong bảo quản rau quả và cá, vận chuyển đường biển nên ưu tiên, khuyến khích tái chế và không lãng phí nước. Điều này sẽ thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế tuần hoàn, bền vững và đa dạng chuỗi cung ứng.
Theo Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) - ông Nicolas Audier: Thực thi các cam kết EVFTA buộc DN XK phải chú trọng chuỗi cung ứng, quy tắc xuất xứ, cũng là một trong những điều kiện cốt lõi để xóa bỏ thuế quan, sẽ có tác động tích cực và sâu sắc đến sự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam. Đảm bảo quy tắc xuất xứ sẽ giúp Việt Nam thu hút được các công ty đầu tư vào tầng sâu hơn của chuỗi cung ứng, theo đó nhiều nguyên liệu và linh kiện sản xuất trong nước để cung cấp cho các nhà máy lắp ráp với quy mô lớn được phát triển trong tương lai. DN sẽ có cơ hội tận dụng tốt hơn các ưu đãi trong EVFTA.
Phát triển trên nền tảng công nghệ
Dự báo từ các tổ chức nghiên cứu thị trường, trong năm 2020, trước những bất chắc của nền kinh tế thế giới, khoảng 60% các nhà sản xuất hàng đầu sẽ dựa vào các nền tảng kỹ thuật số để tăng đầu tư vào các hệ sinh thái, nhằm hỗ trợ tới 30% tổng doanh thu. Và đến năm 2021, khoảng 20% các nhà sản xuất hàng đầu sẽ dựa vào một hệ thống trí tuệ tích hợp, sử dụng mạng lưới internet vạn vật kết nối (IoT), chuỗi khối (Blockchain)...
Với góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, theo Tiến sĩ Reza Akbari - Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics - Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT Việt Nam: Để tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, điển hình như EVFTA, DN trong nước cần áp dụng những công nghệ đột phá, giúp thay đổi toàn bộ cơ chế, chuyển sang hệ sinh thái chuỗi cung ứng thông minh hơn và kết nối tốt hơn. Đó là công nghệ trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, phân tích dữ liệu lớn, blockchain, máy bay không người lái (drone), robot học, ứng dụng IoT...
Dưới góc độ DN, ông Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Hitachi Vantara Việt Nam (HVN) - cho biết: Khi ứng dụng giải pháp số hóa nhà máy, tình trạng sản xuất của DN được ghi lại vào hệ thống IoT để phân tích và đánh giá hiệu quả thiết bị tổng thể, từ đó lên kế hoạch cải tiến hiệu quả sản xuất.
Phát triển chuỗi cung ứng giúp DN tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn. |