【soi kèo crystal palace】Triển lãm 'Bồng bềnh chốn hư không' tự do, phóng khoáng của Tia

Triển lãm gồm nhiều tác phẩm có kích thước từ 30 x 30 cm đến hơn 350 x 200 cm. Bằng chuỗi sắc màu đỏ,ểnlãmBồngbềnhchốnhưkhôngtựdophóngkhoángcủsoi kèo crystal palace đen, vàng, cô mô tả hành trình khám phá 3 trạng thái của Mây: sự biến dạng, vị trí trung gian và tính trong suốt. Bầu trời của cha và những tâm sự của một chiến sĩ không quân ngày ấy được thêu đính, quyện hòa cùng những áng mây qua lăng kính cửa sổ máy bay trong những chuyến đi, chặng đường chạm đến giấc mơ của con.

Những tác phẩm được thể nghiệm với một chất liệu và kỹ thuật mới với thêu, đính cườm thủ công trên toan. Cô khéo léo sử dụng hiệu ứng thị giác của chất liệu cườm và sequin để truyền tải màu sắc và hình thức sống động được tạo ra bởi sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời, gió và mây. Các tác phẩm hội hoạ trở nên “bồng bềnh” dưới mỗi góc độ ánh sáng khác nhau.

Tinh thần “bồng bềnh” của triển lãm được cộng hưởng với không gian La Galerie của kiến trúc sư Hiện đại người Anh, Richard Rogers. Các thiết kế của ông mang tính tiên phong kiến trúc công nghệ cao. Hai trong những kiệt tác của ông và cộng sự là Trung tâm nghệ thuật và văn hoá quốc gia Georges-Pompidou tại Paris, Pháp và cao ốc Lloyd tại London, Anh. Phòng triển lãm La Galerie là kiệt tác cuối cùng của ông, tác phẩm là một hình hộp chữ nhật được đặt hoàn toàn nằm lơ lửng giữa bầu trời và mặt đất và tiếp xúc với sườn đồi từ một cạnh duy nhất. Kiến trúc này liên hệ trực tiếp với chính triển lãm “Bồng bềnh chốn hư không” và là một “tác phẩm trong tác phẩm”.

Chuỗi tác phẩm không thể hoàn thiện nếu thiếu ánh sáng của vùng miền nam nước Pháp. Ánh sáng nơi đây là một yếu tố đặc biệt, rực rỡ nhưng yên ả, là nguyên liệu cuối cùng để hoàn thiện. Và đây cũng là lý do mà Paul Cézanne và Pablo Picasso lựa chọn nơi đây để đặt xưởng vẽ cá nhân.

Sự tỉ mỉ của người nghệ sĩ được thể hiện rõ qua việc sắp đặt, tính toán vị trí của từng hạt cườm, sequin nhỏ bé nằm-đứng, nghiêng-thẳng, để ánh nắng phản chiếu từ bề mặt bức tranh mang lại hiệu ứng đúng với chủ ý thị giác nhất. Từ đây, tác phẩm tự thân nó không ngừng biến đổi, không lặp lại chính mình, theo áng sáng, theo vị trí và kĩ thuật, theo thị giác và theo vị trí điểm nhìn.

Tia-Thuỷ Nguyễn để người xem được chiêm nghiệm tác phẩm bằng đôi mắt chủ động, không chỉ bằng các hiệu ứng thị giác thông thường: Có thể tò mò điều gì đang hiện diện trong tác phẩm, có thể mang nỗi niềm, có thể không thấy mây mà thấy chính mình... Thế giới đang chuyển động quá nhanh và đôi khi sự chú ý, để tâm còn quá ít. Tia-Thuỷ Nguyễn giúp người xem được chậm lại và an tĩnh một khoảng thời gian.

“Nghệ thuật đã kết nối những con người chưa từng gặp nhau mà không cần tới lời nói. Cảm xúc và trạng thái của khách mời đều có sự chuyển động khi theo dõi từng tác phẩm trong triển lãm: sửng sốt, hào hứng, trầm trồ và đồng điệu không chỉ với thị giác của tác phẩm, mà còn đến từ hành trình lao động nghệ thuật của nghệ sĩ Tia-Thuỷ Nguyễn”, giám tuyển Daniel Kennedy chia sẻ.

Những tác phẩm của Tia-Thuỷ Nguyễn mang đậm dấu ấn cá nhân cô: tự do, phóng khoáng, đầy khao khát, dám mơ lớn. Và là một niềm tự hào của người Việt trên bản đồ Nghệ thuật Thế giới, một nghệ sĩ Việt Nam reo ca cùng các nghệ sĩ quốc tế lớn trong khu vườn nghệ thuật tầm cỡ mà không hề e ngại. Cô gửi đi một tín hiệu và đã nhận lại từ các nghệ sĩ và những người có chuyên môn nghệ thuật.

Thủy Nguyễn và các khách tham quan.

Ngoài những tác phẩm về mây, Tia-Thuỷ Nguyễn đưa khán giả đến gần với "chốn hư không" của mình qua cuốn sách Mỹ thuật"Mây này là mây em" về sự tiếp tiến trong quá trình thực hành nghệ thuật của cô: từ ký họa, đến tranh sơn dầu và đến các tác phẩm đính kết tỉ mỉ. Hơn 150 tác phẩm qua 350 trang, khán giả sẽ thấy được sự tương tác đa kỹ thuật, kết nốt chặt chẽ giữa không gian, màu sắc, ánh sáng và vật liệu. Người xem có thể tìm thấy trong cuốn sách những lời thơ, lời nhạc, tự tình, như một mời gọi bước chân vào thế giới tâm trí, sáng tạo của cô.

Triển lãm không chỉ là một thành quả mới, là sự kết hợp giữa hội hoạ và thời trang, không chỉ về cách thực hành tác phẩm mà còn là một giai đoạn mới của Tia-Thuỷ Nguyễn về tư duy nghệ thuật.

Thiện Nhân