Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thận,àphêcókhảnănghỗtrợtăngcườngchứcnăngthậnnêndùngthườngxuyêlịch thi đấu hom nay nhưng chế độ ăn uống là điều đáng lưu ý nhất. Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm suy giảm chức năng thận trong khi nhiều loại khác lại có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng thận và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan tới cơ quan này.
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Kidney International Reports (Mỹ) cho thấy tiêu thụ cà phê sẽ giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ suy thận cấp - một tình trạng tổn thương thận cấp tính khi chức năng thận bị suy giảm đột ngột. Suy thận cấp khiến các chất độc không được thải ra khỏi máu mà tích tụ lại và làm mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời, suy thận cấp có thể dẫn tới các biến chứng ở não, tim và phổi.
Nghiên cứu trên được thực hiện bởi các chuyên gia của John Hopkins Medicine (hệ thống chăm sóc y tế hàng đầu của Mỹ). Họ đã theo dõi sức khỏe của 14.207 người trưởng thành từ 45 đến 64 tuổi. Trong vòng 24 năm, những người tham gia đã được khảo sát 7 lần về tần suất sử dụng cà phê của mình. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ so sánh tần suất này với nguy cơ suy thận cấp của họ.
Kết quả cho thấy những người sử dụng cà phê với một lượng bất kỳ hàng ngày có nguy cơ bị suy thận cấp thấp hơn 15% so với những người không uống cà phê. Nguy cơ suy thận cấp ở những người uống 2-3 tách (mỗi tách khoảng 236ml) cà phê mỗi ngày thấp hơn 22-23%.
Khi xem xét các yếu tố khác như bệnh nền hoặc các rối loạn chuyển hóa của những có thói quen uống cà phê, các nhà khoa học nhận thấy những đối tượng này vẫn có nguy cơ mắc suy thận cấp thấp hơn 11% so với những người không uống cà phê. Các yếu tố đã được xem xét bao gồm huyết áp, chỉ số khối cơ thể, tiểu đường, việc sử dụng thuốc hạ huyết áp và chức năng thận.
Tiến sĩ Chirag Parikh, tác giả của nghiên cứu, nói: “Chúng tôi nghĩ rằng cà phê có thể hỗ trợ giảm nguy cơ suy thận cấp là do các hợp chất có hoạt tính sinh học cùng với caffeine trong cà phê, hoặc chỉ riêng caffeine, đã cải thiện khả năng tưới máu và sử dụng oxy trong thận. Chức năng thận có tốt hay không phụ thuộc vào nguồn máu tưới và lượng oxy ổn định”.
Trước đó, một nghiên cứu năm 2008 với sự tham gia của hơn 2.600 phụ nữ ở Hàn Quốc chỉ ra rằng uống cà phê có thể giúp hỗ trợ người tiêu dùng giảm nguy cơ mắc bệnh về thận, kể cả người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên việc thông kê điều tra trên một vùng dân số hẹp vẫn chưa đủ để đem lại kết quả chính xác.
Để làm rõ vấn đề tranh cãi này, vào năm 2016, một nhóm các nhà khoa học khác đã tiến hành nghiên cứu trên cả nam và nữ. Kết quả cho thấy, không có mối liên hệ nào giữa bệnh thận và cà phê ở nam. Tuy nhiên ở nữ giới, nguy cơ mắc bệnh lý về thận giảm khi cá thể có thói quen sử dụng cà phê thường xuyên.
Một nghiên cứu trước đây hồi năm 2014 được công bố trên tạp chí y sinh The American Journal of Clinical Nutrition cũng cho kết quả tương tự rằng, tiêu thụ cà phê giúp hỗ trợ giảm nguy cơ sỏi thận. Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 3 thử nghiệm khác nhau.
Nghiên cứu thứ nhất mang tên Nghiên cứu theo dõi các chuyên gia y tế (HPFS) của Đại học Harvard (Mỹ) bao gồm hơn 51.000 nam chuyên gia y tế từ 40 đến 75 tuổi tham gia, kết quả cho thấy những người tiêu thụ nhiều cà phê đã giảm 26% nguy cơ mắc sỏi thận.
Tương tự, một nghiên cứu khác vào năm 2022 được công bố trên tạp chí nghiên cứu Frontiers in Nutrition (Thụy Sĩ) đã phân tích mối liên quan giữa tiêu thụ cà phê và nguy cơ sỏi thận ở hơn 30.000 người tham gia có tiền sử mắc sỏi thận. Kết quả cho thấy tiêu thụ cà phê giúp giảm nguy cơ phát triển sỏi thận, nhất là ở phụ nữ. Đặc biệt, cà phê được phát hiện có tác dụng giảm nguy cơ sỏi thận lớn hơn so với các loại thực phẩm và đồ uống có chứa cà phê khác.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12997:2020 về cà phê- phân tích cảm quan- thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12997:2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố nhằm hướng dẫn các thuật ngữ liên quan đến phân tích cảm quan cà phê. Tiêu chuẩn này bao gồm các định nghĩa áp dụng cho cà phê nhân, cà phê rang và cà phê bột (cà phê rang xay), chất chiết cà phê và cà phê hòa tan.
Các thuật ngữ được nêu ra với các tiêu đề sau: Thuật ngữ cơ bản về phân tích cảm quan; thuật ngữ chung trong đánh giá cảm quan cà phê; thuật ngữ liên quan đến mùi và vị cụ thể của cà phê; thuật ngữ thông dụng trong đánh giá cảm quan cà phê bởi nhóm chuyên gia thử nếm.
Theo đó vị cơ bản sinh ra bởi các dung dịch loãng của hầu hết các chất axit (ví dụ: axit xitric và axit tartaric). Mùi cà phê dễ chịu hoặc không dễ chịu, theo nghĩa rộng.
Về hương thuộc tính cảm quan có thể cảm nhận được khi nếm, thông qua khoang miệng đi lên mũi. Có vị mặn sinh ra bởi các dung dịch loãng của các chất khác nhau như natri clorua. Vị ngọt sinh ra bởi các dung dịch loãng của các chất tự nhiên hoặc tổng hợp như sacarose hoặc aspartam.
Mọi thuộc tính cơ học, hình học, bề mặt và thuộc tính về độ đầy đặn của sản phẩm có thể cảm nhận được bằng các thụ thể cảm giác vận động, cảm giác cơ thể và (khi thích hợp) các thụ thể thị giác và khứu giác từ khi nuốt miếng đầu tiên đến khi nuốt xong.
Cà phê có tỷ lệ thích hợp của mỗi đặc tính được đánh giá và không có đặc tính nào chiếm ưu thế vượt trội. Độ ổn định và đậm đặc của kết cấu đầy đủ, phong phú, về hương vị hoặc bản chất của sản phẩm.