Một cuốn tâm bút về Huế vừa xuất bản và được Tạp chí Sông Hương giới thiệu,âmbútcủamộtngườiconxứHuếbayern munich có bao nhiêu cúp c1 đó là cuốn “Đi tìm nhành hoa thạch thảo” của Lê Duy Đoàn. Anh sinh năm 1945 tại làng An Ninh Hạ, Hương Trà, Thừa Thiên Huế, từng học và dạy học ở Huế, đến năm 1983 anh vào lập nghiệp ở TP Hồ Chí Minh đến nay.
Ảnh: Internet |
Trước đây, anh đã từng có một chuyến trở về quê cũ trên con thuyền nghệ thuật, ấy là cuộc triển lãm tranh sơn dầu có tên “Lạ” tại Huế vào tháng 9 năm 2009.
Anh Lê Duy Đoàn từng là nhà giáo, là họa sĩ, thế nên với cuốn sách đầu tay “Đi tìm nhành hoa thạch thảo”,trách nhiệm nghệ sĩ đầy ắp khiến những câu chữ anh viết ra trong tập sách có nhiều điều để cùng bàn đến. Các bài viết trong cuốn sách dày 400 trang đem đến nhiều câu chuyện khác nhau, chuyện nào cũng để lại ấn tượng trong người đọc.
Câu chuyện “Đi tìm nhành hoa thạch thảo”,tỷ mẩn và công phu truy tìm nguyên nghĩa cho một tranh cãi về loài hoa, và với các bằng chứng khoa học, sự trải nghiệm của bản thân, tác giả chỉ ra được rằng, loài hoa thạch thảo thật sự là loài cây nhỏ có hoa nhỏ hình chuông màu tím hay hồng nhạt. Đó là một “nhành thơ” trong tâm hồn người Việt.
Cái tỷ mẩn và công phu trong việc đi tìm chân lý ấy được thêm lần thể hiện đầy đủ trong khảo cứu tiếp theo: “Xăm hường”.Đây là một trong những khảo cứu hay nhất của tập sách. Không thể chấp nhận sự ngộ nhận rằng xăm hường là trò chơi có nguồn gốc từ Trung Quốc, anh bỏ công tìm các cứ liệu xác định trò chơi xăm hường được bày để làm trò tiêu khiển trong nội cung Triều Nguyễn. Sau đó, những người trong Nguyễn Phước Tộc và quan lại trong triều mang trò chơi này phổ biến ra ngoài cung.
Chỉ chừng ấy, đủ để nhận ra Lê Duy Đoàn đang là một “hiệp sĩ” của văn hóa Huế, không chấp nhận văn hóa Huế bị “ức hiếp” hay thua thiệt. Và để làm được điều đó, anh hẳn phải mang trái tim nồng nhiệt của một người yêu chân lý, thích minh định công lý, “cái gì của Cérsar xin trả lại cho Cérsar”.
Phải có một trái tim đau đáu bảo tồn văn hóa Huế mới thốt lên “Bún bò Huế chẳng còn như xưa”, và rất tinh tế khi nhận ra rằng: chỉ có ở TP Hồ Chí Minh người ta mới gìn giữ hình thức của một tô bún bò Huế “vang bóng một thời”. Nhiều người đã nhận ra rất rõ vấn đề này khi thấy ngày càng nhiều người ở Huế nấu bún bò hay làm cơm hến nêm nếm gia vị chiều theo khẩu vị của du khách muôn phương. Và chỉ gặp lại “tô bún bò Huế rặt” khi ăn tô bún bò do chị Thanh – cô con gái của Mụ Rớt - tại Quán Kim Long, 80/68 Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, TP Hồ Chí Minh hay những quán khác nữa.
Câu chuyện văn hóa Huế trải dài theo cả những lý giải về những vấn đề tồn nghi khác, chẳng hạn như lý giải “Cửa Sập - sập khi nào?”.Hay một câu truyền khẩu mà anh cho là không nên dùng vì nó không đúng, đó là “nam đa trá nữ đa dâm”… Anh nhắc khéo đã là người Huế thì không nên dùng những chữ ám chỉ không đúng về mình.
Ý thức bảo vệ văn hóa của quê hương xứ sở, chính là trách nhiệm của một người con yêu quê hương, yêu mến mái nhà tâm hồn của mình. Những câu chuyện anh đi học thưở thơ ấu cũng đã nhắc nhở rằng đã từng hiện hữu một khoảng trời nhân văn, góp phần rất lớn trong việc vun đắp nên hình hài văn hóa Huế. Chi tiết về một bà đại biểu chính phủ tự tay khâu chiếc cặp rách cho cậu học trò do con trai mình phá hỏng là một chi tiết nhắc nhở chúng ta rất nhiều điều về hình ảnh và trách nhiệm của một công chức, một người mẹ, một người lớn, một người có quyền lực…
Ngôn ngữ được tác giả yêu thích dùng trong tập sách là ngôn ngữ Huế rặt, dù đó có thể là câu chuyện hồi ức, hay có lúc cần giải thích bằng thuật ngữ khoa học, thì vẫn là cái lối nói năng thuyết phục kiểu thầy giáo Huế, khúc chiết, lôgic, nhẹ nhàng mà không thể cãi được…
Chắc chắn sẽ có nhiều người tiếp tục tìm thấy nhiều cái hay cái đẹp của cuốn sách...