【lich bong da hom nay ngay mai】Phấn đấu đưa Việt Nam vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra yêu cầu như vậy cho ngành Nông nghiệp tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT),ấnđấuđưaViệtNamvàonhómquốcgiacónềnnôngnghiệppháttriểnnhấlich bong da hom nay ngay mai diễn ra ngày 3/1/2019, tại Hà Nội.
Thương mại nông nghiệp thặng dư gần 9 tỷ USD
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2018, ngành Nông nghiệp đã đạt được kết quả cao, toàn diện, tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất hơn về 3 đột phá chiến lược, trong đó có cơ cấu lại ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành đều vượt kế hoạch cả năm và cao hơn năm trước. GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76%, đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây. Giá trị sản xuất tăng 3,86%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 42,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 40,02 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017, thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, một điểm nhấn trong năm 2018 của ngành Nông nghiệp là các địa phương đã tổ chức các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản kịp thời thông qua các hội nghị, lễ hội, diễn đàn kết nối tiêu thụ và quảng bá nông sản. Cùng với đó, đã giảm thiểu tình hình ứ đọng sản phẩm, giảm thiệt hại cho người sản xuất. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tiếp tục được nâng cao năng lực, chế biến sâu. Năm 2018, có 16 nhà máy chế biến rau quả, thịt lợn, gia cầm hiện đại với tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng được khởi công và khánh thành. Điều này đã giúp sản xuất cung ứng nông sản với chất lượng cao hơn, mức tổn thất nông sản đã giảm...
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành Nông nghiệp cũng thừa nhận, nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém và nhiều thách thức cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Trong đó, cơ cấu lại nông nghiệp triển khai chưa đồng đều ở các địa phương. Việc đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngành cũng chưa giải quyết dứt điểm việc gỡ “thẻ vàng” của EC đối với đánh bắt hải sản…
Chế biến nông sản phấn đấu vào top 10 của thế giới
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của ngành Nông nghiệp trong năm 2018. Thủ tướng cũng nhất trí với mục tiêu năm 2019 do ngành Nông nghiệp đề ra như: tốc độ tăng trưởng GDP trên 3%, giá trị sản xuất trên 3,11%; kim ngạch xuất khẩu trên 43 tỷ USD; có 50% xã và ít nhất 70 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng trên 41,85%.
Thủ tướng nhấn mạnh: "“Với mục tiêu dài hạn, ngành Nông nghiệp phải phấn đấu trong 10 năm nữa, Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất. Riêng lĩnh vực chế biến nông sản, phải vào top 10 của thế giới; phấn đấu trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản hàng đầu thế giới, là nơi sản xuất tôm lớn của thế giới. Để đạt mục tiêu này, Bộ NN&PTNT phải quán triệt toàn ngành, tìm mọi cách, phát huy mọi sáng tạo, xóa bỏ những thể chế lạc hậu để toàn ngành đạt kết quả cao hơn các mục tiêu đã đề ra”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngành Nông nghiệp phải cơ cấu lại mạnh mẽ hơn, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; trong đó, chú trọng phát triển cơ cấu sản phẩm theo 3 trục sản phẩm.
Thủ tướng đề nghị thời gian tới Bộ NN&PTNT cần phối hợp với Bộ Công thương làm tốt hơn nữa việc phát triển thị trường, dự báo tốt cung – cầu, đặc biệt là xây dựng thương hiệu, thị trường nông lâm thủy sản Việt Nam, từ gạo đến tôm, đến giống lúa, cá tra...
Bên cạnh đó, "Ngành phải chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ kịp thời, hiệu quả, nhất là thị trường nội địa. Song song đó, phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, ưu tiên chế biến tinh, chế biến sâu để các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn. Để phát triển mạnh thị trường tiêu thụ xuất khẩu, ngành tích cực xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường xuất khẩu. Làm tốt công tác này để tránh tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa"...", Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng cần được chú trọng hơn nữa, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp, không chỉ dừng ở con số 8%.
Khánh Linh