【soi kèo bóng đá la liga】Thương mại điện tử thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân
3 giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu | |
Cách tính trị giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử | |
Xử lý hơn 16.000 gian hàng 'thổi' giá sản phẩm chống dịch Covid-19 | |
Quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu,ươngmạiđiệntửthayđổithóiquensửdụngtiềnmặtcủangườidâsoi kèo bóng đá la liga nhập khẩu |
Tại Đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây, về tài chính - ngân hàng, đến năm 2020, đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%. Xây dựng khung khổ thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin như ví điện tử, định danh điện tử, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng trên internet… |
Ông đánh giá như thế nào về cơ hội phát triển của các dịch vụ ngân hàng số, thanh toán trực tuyến trong mùa dịch Covid-19 này?
Thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt là chủ trương đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy phát triển từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, thói quen dùng tiền mặt cũng như sự giới hạn của các điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt là những cản trở lớn của chủ trương này. Vì thế, các cơ quan quản lý đang phải thực hiện rất nhiều hành động để có thể giải quyết, đưa tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng ngân hàng trực tuyến đạt được theo các mục tiêu đề ra.
Với tình hình bệnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, có thể lây lan từ người sang người thì tiền giấy là môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, đây cũng là một cơ hội để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Hơn nữa, với các chủ trương về cách ly, hạn chế tiếp xúc, hạn chế các hoạt động không thiết yếu thì thương mại điện tử, mua bán trực tuyến càng được chú trọng, đây cũng là một trong những cơ hội để thanh toán trực tuyến có thêm cơ hội được sử dụng. Có thể, sau khi dịch bệnh kết thúc, thương mại điện tử càng “nở rộ” sẽ càng tạo cơ hội để kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế “phi tiền mặt”. Đây cũng là xu hướng không chỉ ở Việt Nam mà của nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Thời quan qua, nhiều ngân hàng đã tích cực giảm các loại phí giao dịch trực tuyến, theo ông, điều này sẽ có hỗ trợ gì cho việc thúc đẩy các hoạt động ngân hàng trực tuyến?
Không chỉ ngân hàng thương mại giảm phí dịch vụ thanh toán, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) cũng 2 lần giảm phí dịch vụ thông tin tín dụng. Giải pháp của CIC ngoài việc giúp các tổ chức tín dụng giảm chi phí, hạ lãi suất còn gián tiếp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp. Qua đó góp phần chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đối tượng được giảm mức thu dịch vụ thông tin tin tín dụng của CIC là tất cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. |
Đầu tiên, chúng ta phải đánh giá cao những nỗ lực về giảm phí cho các giao dịch trực tuyến, đưa ra các khuyến mãi để thúc đẩy ngân hàng số của các ngân hàng cũng như cơ quan điều hành, công ty trung gian thanh toán. Bởi đây là giai đoạn rất khó khăn khi thu nhập của các ngân hàng giảm nhiều do nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng đều giảm, nhất là thu nhập từ tín dụng. Vì thế, việc giảm nhiều loại phí giao dịch trực tuyến là sự cố gắng của ngành ngân hàng để thu hút, khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ trực tuyến nhiều hơn.
Tuy nhiên, về lâu về dài, giảm phí không phải là giải pháp quá quan trọng để thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến nhiều hơn. Bởi các loại phí này là phí thông thường theo quy định, có sự tăng giảm trên cơ sở cạnh tranh thị trường, nên không có nhiều người “ca thán” về việc trả phí dịch vụ. Vì thế, để thu hút người dân sử dụng dịch vụ hơn, điều quan trọng là các ngân hàng phải cung cấp đầy đủ phương tiện, công nghệ tại các địa điểm thanh toán, giúp người dân dễ dàng sử dụng.
Bởi thực tế cho thấy, việc thanh toán không dùng tiền mặt phần lớn vẫn ở các khách sạn, siêu thị, cửa hàng tại các đô thị, thành phố lớn. Trong khi tại những vùng ngoại thành, cửa hàng nhỏ thì chưa được cung cấp, khiến người dân khó khăn trong việc thanh toán phi tiền mặt. Vì thế, các ngân hàng phải tìm cách mở rộng các địa điểm giao dịch này, cung cấp thêm các thiết bị, công nghệ đến các địa điểm này. Điều này cho thấy, muốn thúc đẩy ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt cần sự kết hợp từ 3 phía: ngân hàng – khách hàng – đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian.
Tình hình dịch bệnh đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2020, điều này sẽ tác động như thế nào tới kế hoạch đầu tư phát triển ngân hàng số của các ngân hàng, thưa ông?
Nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều đang chịu tác động mạnh từ dịch bệnh, khiến tình hình kinh doanh đều suy giảm, lợi nhuận các ngân hàng chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng. Không chỉ giảm lợi nhuận, các ngân hàng còn phải đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng, khi nhu cầu tín dụng cao nhưng khả năng trả nợ của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong tình hình này, tất cả kế hoạch đầu tư mang tính dài hạn sẽ buộc phải để sang một bên, các ngân hàng sẽ phải tìm cách để đảm bảo lợi nhuận trước mắt trong năm nay, giúp đảm bảo cân đối tài chính khi các ngân hàng đang phải “co kéo” để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các đối tượng chịu khó khăn vì dịch bệnh, giảm phí ngân hàng trực tuyến, xử lý nợ xấu… Vì thế, những vấn đề đầu tư dài hạn về công nghệ, ngân hàng số sẽ tạm để lại sau khi dịch bệnh kết thúc, tình hình kinh doanh phục hồi trở lại.
Xin cảm ơn ông!
Bà Nguyễn Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS): Hỗ trợ để thay đổi thói quen tiêu dùng Hiện tỷ trọng giao dịch nhỏ và trung bình chiếm gần 65% lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống NAPAS. Vì thế, dự kiến chương trình giảm phí giao dịch chuyển tiền giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống của cả 2 lần sẽ làm giảm gần 40% doanh thu của NAPAS trong năm 2020. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chương trình miễn giảm phí dịch vụ chuyển mạch trong năm 2020 của NAPAS có thể góp phần hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp và đặc biệt là người dân trong thời điểm dịch bệnh Covid-2019 đang diễn biến phức tạp. Hơn nữa, năm 2020 là thời điểm đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công theo chủ trương của Chính phủ, việc áp dụng chính sách miễn phí dịch vụ (mức thu 0 đồng) là sự chia sẻ trách nhiệm của ngành ngân hàng cũng như NAPAS với cộng đồng, với khách hàng. Các giao dịch không dùng tiền mặt tăng lên không chỉ góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng trong dân cư mà còn giúp các cơ quan Chính phủ cắt giảm được chi phí quản lý, vận hành. |