【nhan dinh bong da ngay mai】Không chủ quan khi ngày thứ 6 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid
TPHCM: Nhiều sáng tạo trong phòng,ôngchủquankhingàythứliêntiếpViệtNamkhôngghinhậncamắnhan dinh bong da ngay mai chống dịch Covid-19 tại cơ sở y tế | |
Viễn cảnh dịch Covid-19 bùng phát lần 2 và những bài học đắt giá | |
Thực hư thông tin sử dụng vắc xin lao để phòng, chống Covid-19 |
Tổng số ca mắc tại Việt Nam vẫn giữ ở con số 268 trường hợp, trong đó có 160 người từ nước ngoài, chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng, chiếm 40,3%.
Số ca mắc Covid-19 vẫn dừng lại 268 ca kể từ ngày 16/4. |
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 67.022 ca, trong đó có 358 ca cách ly tập trung tại bệnh viện; 18.263 ca cách ly tập trung tại cơ sở khác và 48.401 ca cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, số ca có kết quả xét nghiệm một lần âm tính với Covid-19 là 12 ca và có tám ca có kết quả xét nghiệm hai lần âm tính với Covid-19.
Dự kiến, hôm nay sẽ có sáu bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được công bố khỏi bệnh.
Hôm nay là ngày cuối trong đợi giãn cách xã hội lần thứ hai, song theo quan sát của phóng viên người dân vẫn đi lại và tụ tập đông, nhiều người không tuân thủ các quy định của ngành Y tế về phòng chống dịch bệnh.
Các chuyên gia y tế lo ngại nguy cơ bùng phát dịch là có thể vì trên thực tế nhiều người mang mầm bệnh mà không biết, họ gặp người khác thì vẫn lây bệnh.
Bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM cho rằng, số ca mắc mới giảm hiện nay, không có nghĩa là đã an toàn.
Theo chuyên gia này, nếu như trước đây, mỗi ngày ghi nhận thêm nhiều người nhiễm mới nhưng đều là số ca được các nhà quản lý dự đoán. Các nhà quản lý biết người đi về từ đâu, nguồn lây cao hay không và tiến hành cách ly lại. Nguyên tắc cách ly càng sớm người lây bệnh là quan trọng chứ không phải phát hiện ít hay nhiều.
“Hiện Việt Nam còn ít ca bệnh nhưng phải hình dung xung quanh vẫn còn nhiều nguy cơ khi nới lỏng việc giãn cách xã hội, vì khi nới lỏng ra thì mức độ tiếp xúc sẽ ngày càng nhiều hơn, kéo theo nguy cơ càng lớn”, bác sỹ Khanh nói.
Các chuyên gia cảnh báo khi nới lỏng giẵn cách xã hội thì các biện pháp phòng thủ, phòng ngừa dịch bệnh đóng vai trò quyết định.
Liên quan tới công tác phòng chống dịch Covid-19, sáng 21/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương tổ chức họp báo trực tuyến thông báo về diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở khu vực, các biện pháp WHO ứng phó cũng như những tình huống mà các quốc gia sẽ phải đối mặt trong tương lai.
Về công tác chống dịch Covid-19 của Việt Nam, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương nhận định, Việt Nam đã đề ra được kế hoạch phù hợp và thực hiện đúng với những gì đã dự đoán trước, trong mỗi giai đoạn.
Tuy nhiên, Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương cũng thẳn thắn đưa ra khuyến cáo rằng, Việt Nam nên cẩn trọng xem xét bắt đầu tháo dỡ hạn chế như thế nào. Không nên là tất cả cùng lúc.
Ông Kasai cho rằng, việc nới lỏng, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội cần dựa trên các yếu tố như dữ liệu thực tế về dịch Covid-19, khả năng nhận thức của người dân về dịch bệnh, và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, cũng như khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.
Theo thống kê của WHO, Việt Nam đang là quốc gia có tỉ lệ ca mắc Covid-19 trên tổng dân số thấp thứ 2 của khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỉ lệ 3 ca bệnh/1000.000 dân. |