Ngoại Hạng Anh

【soi keo southampton】Thoái vốn đúng lộ trình: Gỡ bằng cơ chế

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:EVN đã thoái vốn ra khỏi lĩnh vực viễn thông Theo Bộ Tài chính, tính đến năm 2010, các TĐ, TCT đầu soi keo southampton

thoai von dung lo trinh go bang co che

EVN đã thoái vốn ra khỏi lĩnh vực viễn thông

TheáivốnđúnglộtrìnhGỡbằngcơchếsoi keo southamptono Bộ Tài chính, tính đến năm 2010, các TĐ, TCT đầu tư ra ngoài ngành với số tiền lên tới 21.814 tỷ đồng. Trong khi con số này năm 2006 chỉ ở mức 6.114 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán là 3.576 tỉ đồng, bảo hiểm khoảng 2.236 tỉ đồng, lĩnh vực bất động sản khoảng 5.379 tỉ đồng, lĩnh vực ngân hàng khoảng 10.128 tỉ đồng. Nhưng đó là những số liệu của 2 năm trước. Để có những đánh giá đầy đủ, toàn diện về đầu tư ngoài ngành, Bộ Tài chính đã yêu cầu các TĐ, TCT có báo cáo riêng về vấn đề này kèm theo Đề án tái cơ cấu DN. Theo đại diện Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), những con số mới nhất, cụ thể nhất về đầu tư ngoài ngành trên từng lĩnh vực của các TĐ, TCT đang được Bộ Tài chính tổng hợp để có kế hoạch chung thoái vốn của các DN này.

Như vậy, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm tái cấu trúc DNNN bằng một Đề án cụ thể, trong đó yêu cầu các TĐ, TCT chấm dứt đầu tư ngoài ngành để tập trung vốn vào ngành nghề kinh doanh chính. Nguyên tắc chính được Chính phủ đưa ra đó là thực hiện theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo toàn ở mức cao nhất phần vốn và tài sản của Nhà nước.

Vấn đề dư luận hết sức quan tâm hiện nay và đặt câu hỏi là trong vòng 3 năm nữa, 21 TĐ, TCT có hoàn thành mục tiêu này hay không. Bởi vì cùng với việc có một số TĐ được bổ sung nhiệm vụ (đồng nghĩa với việc mở rộng ngành kinh doanh chính) thì đã có những TĐ, TCT xin giữ lại vốn đầu tư ngoài ngành. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đề nghị được giữ lại 20% vốn tại Tổng Công ty Tài chính CP Dầu khí (PVFC) và tại Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí (PVI) vì theo PVN, đây là các công ty con được thành lập từ trước để thu hút vốn cho PVN chứ không phải thành lập “theo phong trào”. Thực chất, yêu cầu phải báo cáo lộ trình thoái vốn khiến các TĐ, TCT rất “ngại” vì nó sẽ “phơi bày” hết những “khuyết tật” trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, hiện một số TĐ, TCT lại đang có lợi nhuận từ những lĩnh vực ngoài ngành này cũng là một trong những lý do khiến các DN chần chừ thoái vốn.

Những cơ chế giúp DNNN thoái vốn đầu tư ngoài ngành sẽ được Bộ Tài chính cân nhắc lựa chọn để tạo điều kiện tốt nhất cho các TĐ, TCT trong quá trình thực hiện. Trước đó, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, muốn thoái vốn thành công phải đảm bảo đúng 4 nguyên tắc: thứ nhất là tuân thủ đúng pháp luật; thứ hai là quy luật thị trường; thứ ba là tính hiệu quả; thứ tư là chống thất thoát vốn. Vấn đề cốt lõi là phải tìm phương án hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay.

Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung, các TĐ, TCT thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề chính đương nhiên đối mặt với những cái được, cái mất. Khi đó, cần đặt trong tổng thể lợi ích của nền kinh tế, lợi ích quốc gia để quyết tâm thực hiện. Nếu cần, các TĐ, TCT phải hy sinh lợi ích của mình nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ.

Tuy nhiên, vấn đề không còn dừng ở chữ “nếu” như vị chuyên gia này nhận định mà Chính phủ đã yêu cầu các DNNN phải quyết tâm thực hiện. Thoái vốn chỉ là một phần việc quan trọng của quá trình tái cơ cấu các DNNN. Chủ trương này sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu lại hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động sản xuất - kinh doanh nói chung của các TĐ, TCT. Và như vậy về tương lai sẽ mang lại lợi ích lớn và dài hạn cho chính các TĐ, TCT, cũng như nền kinh tế nói chung.

Chính phủ đã nghe và cho ý kiến về đề án thoái vốn, đồng thời đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, hướng dẫn các phương án thoái vốn.

Theo Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN Đặng Quyết Tiến, đây sẽ là khuôn khổ pháp lý để các TĐ, TCT lựa chọn và xây dựng lộ trình thoái vốn hợp lý, hiệu quả. Có nhiều cách thoái vốn khác nhau. Ví dụ: Chuyển giao vốn cho Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu, mua bán nợ, sáp nhập, hợp nhất...

Ông Tiến khẳng định: Thoái vốn là áp lực lớn đối với các DNNN nhưng lộ trình đã đề ra và phải thực hiện bằng được. Từ nay đến mốc 2015, các TĐ, TCT căn cứ thời điểm thích hợp, phương án phù hợp gắn với lộ trình tái cơ cấu để tiến hành thoái vốn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ có hướng mở cho các DN. Bộ Tài chính sẽ góp phần thúc đẩy quá trình này bằng các cơ chế chính sách và hướng tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Minh Anh

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap