Kết hôn là quyền công dân được pháp luật quy định,ệquảtừviệckếthnkhngđălịch bóng đá giao hữu hôm nay tuy nhiên trong thực tế, không ít trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn dẫn đến những rắc rối khi phát sinh mâu thuẫn.
Công dân đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã.
Năm năm trước, chị H. (ở xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ) và anh N. quyết định về cùng một nhà. Cả hai ra sức lao động, xây dựng tổ ấm, dành dụm được một số tài sản nhưng không ai nghĩ đến chuyện đi đăng ký kết hôn.
Một thời gian sau, cuộc sống vợ chồng chị H. và anh N. đổ vỡ, lúc này cả 2 mới nghĩ đến quyền lợi về tài sản của mình nhưng không tự phân chia được và đành kiện nhau ra tòa.
Cùng hoàn cảnh như vậy, chị T. và anh D. (ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành) chung sống với nhau được hơn 3 năm. Ngày trước, gia đình hai bên có làm lễ cưới hỏi nhưng anh, chị lại không đăng ký kết hôn. Thời gian sau, do anh D. thường xuyên nhậu nhẹt, chị T. quyết định về nhà mẹ ở.
Chị T. cho biết: “Trong lúc chung sống với nhau, chúng tôi có tạo lập được một số tài sản. Giờ đường ai nấy đi, số tài sản này chúng tôi chưa biết phải phân chia như thế nào. Pháp luật có quy định đối với trường hợp này không?”.
Theo ông Nguyễn Phúc Thịnh, công chức tư pháp - hộ tịch xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, lợi ích của việc đăng ký kết hôn là cả nam và nữ sẽ có cơ sở pháp lý rõ ràng, chứng minh mối quan hệ vợ chồng.
Khi đã được pháp luật công nhận, các vấn đề liên quan giữa vợ chồng được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình; trong đó có việc phân chia tài sản khi hai bên ly hôn. Ngược lại, những đôi nam nữ dù sống chung, có cưới hỏi theo phong tục tập quán, nhưng không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận và việc phân chia tài sản hay xác định tài sản chung, tài sản riêng lúc này sẽ không được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình.
Thực tế cho thấy, các trường hợp như vợ chồng chị H. hay chị T. là không hiếm.
Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.
Bà Nguyễn Võ Ngân Tâm, cán bộ Tòa án nhân dân huyện Long Mỹ, cho biết: “Trong thực tế thụ lý án tại tòa, chúng tôi gặp không ít trường hợp vợ chồng đã chung sống nhiều năm nhưng lại không đăng ký kết hôn, có thể do họ thiếu hiểu biết pháp luật hoặc vì nhiều nguyên nhân khác, nhưng thường các trường hợp này nếu không thể thỏa thuận thì việc phân chia tài sản tại tòa sẽ khá phức tạp, chưa kể những trường hợp đã có con chung thì sự việc còn phức tạp hơn”.
Theo pháp luật hiện hành, trường hợp nam, nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì các tài sản được hình thành trong khoảng thời gian 2 người sống chung có thể được xem là tài sản thuộc sở hữu chung. Tuy nhiên, việc phân chia các loại tài sản này cũng không đơn giản. Bởi nếu chia tay thì việc phân chia tài sản chung có thể được giải quyết theo thỏa thuận của hai bên; còn nếu hai bên không thỏa thuận được thì phải khởi kiện ra tòa để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
Hôn nhân cần sự tự nguyện, tiến bộ và bình đẳng; pháp luật nghiêm cấm mọi sự ép buộc. Việc đăng ký kết hôn là sự kiện pháp lý quan trọng vừa gắn kết hai công dân với nhau vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp về tài sản cho vợ chồng, con cái sau này… Do đó, nếu đã lựa chọn chung sống và tiến tới hôn nhân thì việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật là điều rất cần thiết.
Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định. Ngoài ra, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì không có giá trị pháp lý. |
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO