- Ngày mai (19-6),ộCônganđềxuấtmôhìnhcơquanđiềutratinhgọsoi kèo c1 hôm nay Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường dự án Luật Tổ chứccơ quan điều tra hình sự và dự án Luật Tạm giữ, tạm giam. Đây là hai dự luật doBộ Công an chủ trì soạn thảo, đã được Quốc hội cho ý kiến tại tổ. Trên cơ sở ýkiến đại biểu Quốc hội, dự án luật tiếp tục được chỉnh lý, bổ sung để Quốc hộithảo luận, thông qua vào kỳ họp cuối năm.
Đánh giá về tính chất, ý nghĩa hai dự luật nói trên, Đại tướng Trần Đại Quang,Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định, đây là những dự án luậtrất quan trọng, liên quan đến quyền con người, quyền công dân được quy địnhtrong Hiến pháp 2013 và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Quá trình soạn thảo,Bộ Công an đã quán triệt, thể chế hóa chủ trương, quan điểm, tư tưởng chỉ đạocủa Đảng, Nhà nước trong hoạt động điều tra, tổ chức, hoạt động của cơ quanđiều tra hình sự nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hộithời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc xâydựng các dự án luật bảo đảm phù hợp Hiến pháp năm 2013, sự đồng bộ, thống nhấtcủa hệ thống pháp luật; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi íchhợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự. “Quátrình xây dựng hai dự án luật được tiến hành chặt chẽ, khoa học dựa trên việctổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về hoạt động điều tra hình sự, bảo đảm sựphối hợp chặt chẽ, tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan hữu quan” – Bộtrưởng Trần Đại Quang khẳng định.
Bộ trưởng Trần Đại Quang trao đổi với các đại biểu Quốc hội |
Đối với dự án Luật Tổ chức điều tra hình sự, thảo luận tại tổ, nhiều ý kiến đềnghị bổ sung thẩm quyền điều tra các tội khủng bố, tội tài trợ khủng bố cho cơquan An ninh điều tra. Ngoài ra, để bảo đảm tính linh hoạt, đáp ứng yêucầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, dự thảo luậtcần bổ sung quy định cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền điều tra mộtsố vụ án khác do cấp có thẩm quyền giao trong trường hợp cần thiết. Việcbổ sung quy định kiểm ngư, cơ quan thuế, Ủy ban Chứng khoán nhà nước là cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đây là nội dungđược đề cập trong dự án Luật Tổ chức điều tra hình sự và dự án Luật Tố tụng Hìnhsự sửa đổi. Tuy nhiên, qua thảo luận tại hội trường, đa số ý kiến đề nghị giữnguyên như quy định của pháp luật hiện hành, không bổ sung kiểm ngư, cơ quanthuế, Ủy ban Chứng khoán nhà nước là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành mộtsố hoạt động điều tra.
Về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dântối cao quy định tại Điều 30 dự thảo luật, nhiều ý kiến đề nghị cơ bảngiữ như quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 nhưng quyđịnh cụ thể hơn theo hướng chỉ rõ từng tội danh trong nhóm các tội xâm phạm hoạtđộng tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của các cơ quan này. Cơ quan điều traViện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sựtrung ương không được độc lập tiến hành điều tra các vụ án về thamnhũng, chức vụ do cán bộ tư pháp thực hiện; chỉ khi tiến hành điềutra vụ án hình sự về tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tộilà cán bộ, công chức tư pháp, phát hiện người đó còn phạm tội về thamnhũng, chức vụ thì mới được khởi tố, điều tra để bảo đảm tính liêntục…
Các ý kiến đều khẳng định sự cần thiết thành lập lực lượng Cảnh sát chống buônlậu chuyên trách; giao quyền điều tra ban đầu cho Cảnh sát phòng, chống tội phạmsử dụng công nghệ cao…
Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát: Xây dựng cơ quan chuyên trách về chống buôn lậu đủ mạnh Tôi đồng ý bổ sung Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu thuộc hệ thống tổ chức Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân như quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 18 dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, vì các lý do sau: Theo thống kê phạm pháp hình sự về buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ năm 2010 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 57.923 vụ, thu giữ 2.678 tỷ đồng, trong đó khởi tố 4.282 vụ, 4.997 bị can, còn lại xử lý hành chính và chuyển các cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết. Nhìn chung, số lượng các vụ xử lý bằng hình sự chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là xử lý hành chính (do vậy không có tính răn đe cao, các đối tượng càng gia tăng hoạt động phạm pháp để gỡ lại số hàng bị tịch thu, xử lý hành chính, nên không ngăn chặn đẩy lùi được tình hình). Trong đó, số vụ xử lý hành chính của lực lượng hải quan, quản lý thị trường, thuế chiếm tỷ lệ rất lớn, chưa xử lý được đối tượng chủ mưu, cầm đầu mà mới chỉ xử lý được đối tượng vận chuyển thuê… nên hạn chế về hiệu quả đấu tranh. Trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm về buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, việc xây dựng cơ quan chuyên trách đủ mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này góp phần bảo vệ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế trong nước, bảo vệ sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng là yêu cầu khách quan. Ngày 7-4-2015, Bộ Công an đã thành lập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu với chức năng điều tra các tội phạm về buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần đấu tranh có hiệu quả đổi với các loại tội phạm này. Tới đây, tôi đề nghị thành lập Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu ở các tỉnh, thành phố trọng điểm, phức tạp về buôn lậu, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ để đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này. Thứ hai, tôi đồng ý báo cáo thẩm tra của Ủy ban tư pháp cho rằng, việc quy định Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là cần thiết. Trước diễn biến phức tạp của tội phạm sử dụng công nghệ cao, ngày 4-2-2010, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được thành lập. Từ khi thành lập đến nay, Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên cả nước đã phát hiện, xác minh hàng nghìn nguồn tin liên quan đến hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao và các loại tội phạm khác, trong đó đã trực tiếp tiến hành kiểm tra, xác minh 1.193 vụ việc, xác lập và đấu tranh 75 chuyên án, triệt phá nhiều đường dây tội phạm lớn với số tiền phạm tội lên đến hàng nghìn tỷ đồng; chuyển Cơ quan điều tra các cấp tổng số 365 vụ, trong đó đã khởi tố 266 vụ án hình sự với 978 bị can. Chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hành chính 265 vụ. Thu giữ hàng ngàn máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động, linh kiện điện tử, các loại hàng hóa và máy móc thiết bị chuyên dụng trị giá hàng chục tỷ đồng. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong tình hình hiện nay, đồng thời đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, việc bổ sung quy định Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao là cơ quan của lực lượng Cảnh sát được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là rất cần thiết. Việc bổ sung quy định này nhằm ghi nhận thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu của Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, không làm tăng thêm tổ chức bộ máy, biên chế. Thứ ba, về quy định Chính phủ thống nhất quản lý công tác điều tra hình sự, tôi cho rằng, hiện do chưa có quy định về thống nhất quản lý đối với công tác điều tra hình sự dẫn đến tình trạng cơ quan điều tra trong hệ thống điều tra đều độc lập và khép kín về chuyên môn cũng như điều hành và lãnh đạo chuyên môn. Giữa các cơ quan điều tra chưa có văn bản hướng dẫn chung cho hoạt động điều tra của cả bộ máy điều tra tố tụng... Để khắc phục những vướng mắc, bất cập của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự bổ sung chương quy định trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và tổ chức, cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự là rất cần thiết; trong đó quy định Chính phủ thống nhất quản lý về công tác điều tra hình sự, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý về công tác điều tra hình sự. Bộ Công an chỉ thực hiện quản lý chung gồm các nhiệm vụ: ban hành theo thẩm quyền và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về điều tra hình sự, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ điều tra hình sự khi có yêu cầu; sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo cấp có thẩm quyền về hoạt động điều tra hình sự... |
Đăng Trường – Thanh Liêm