您现在的位置是:88Point > La liga

【câu lạc bộ bóng đá macarthur đấu với melbourne victory】Được đào tạo nghề, nông dân Phú Thọ yên tâm làm giàu

88Point2025-01-10 00:35:02【La liga】1人已围观

简介Anh Nguyễn Bá Vinh phát triển mô hình nuôi thỏ cho thu nhập ổn địnhCó nghề vươn lên làm giàuVốn là m câu lạc bộ bóng đá macarthur đấu với melbourne victory

dạy nghề nông thôn

Anh Nguyễn Bá Vinh phát triển mô hình nuôi thỏ cho thu nhập ổn định

Có nghề vươn lên làm giàu

Vốn là một hộ nghèo,ĐượcđàotạonghềnôngdânPhúThọyêntâmlàmgiàcâu lạc bộ bóng đá macarthur đấu với melbourne victory nhưng từ khi được học nghề gia đình anh Nguyễn Bá Vinh - hội viên chi hội nông dân khu 7 (xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ), đã vươn lên sản xuất kinh doanh, làm giàu.

Xuất phát điểm với nghề nuôi thỏ, công việc vất vả và do chưa hiểu biết nhiều về cách chăm sóc, phòng trừ bệnh nên đàn thỏ chưa phát triển. Khi có chương trình học nghề chăn nuôi thỏ của Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp (Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ), anh đã theo học về cách chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ và mạnh dạn đầu tư.

Sau 3 năm đầu tư, từ chỗ chỉ có 60 con thỏ thương phẩm, đến nay trang trại thỏ của anh đã phát triển lên 500 thỏ bố mẹ và trên 2.500 thỏ thương phẩm, hàng tháng cung cấp ra thị trường từ 400 - 500 thỏ thương phẩm, hàng năm mang về thu nhập cho gia đình khoảng 400 triệu đồng.

Trang trại của anh đủ điều kiện về an toàn thực phẩm và được Công ty Mitphon ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thỏ thương phẩm xuất khẩu sang Nhật. Anh cho biết: "Những kiến thức được học đã giúp tôi rất nhiều trong việc sản xuất, chăn nuôi. Nhờ vậy mà sau một thời gian tôi đã xây dựng được trang trại chăn nuôi thỏ cho hiệu quả cao, giúp gia đình tôi thoát nghèo".

Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp hội viên nông dân được tham gia lớp dạy nghề, từ đó tìm được hướng phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, thoát nghèo. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề, HĐND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp trực tiếp tổ chức đào tạo các lớp dạy nghề và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho lao động nông thôn.

Cùng với việc tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở dạy nghề, các ngành nghề đào tạo cũng được đa dạng hơn, trong đó tập trung chủ yếu vào việc đào tạo nghề để phát triển các làng nghề truyền thống, chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, nuôi thủy sản, chăn nuôi thú y, dịch vụ nông nghiệp…

Sau khi học nghề, gần 80% lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp đều tự tạo được việc làm, một số lao động sau khi được đào tạo đã mạnh dạn đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, máy móc tại gia đình, tự bản thân có thể phòng và trị các loại bệnh thông thường trên đàn vật nuôi.

Nhiều huyện đi đầu trong công tác dạy nghề

Huyện Tân Sơn là một trong những huyện dẫn đầu cả tỉnh trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Phú Thọ. Trong 7 năm từ 2011 - 2018, huyện đã mở được 214 lớp dạy nghề cho trên 7.200 lao động nông thôn. Trong đó, trên 100 lớp đào tạo hệ sơ cấp nghề.

Các lớp dạy nghề đã bám sát nhu cầu thực tế, lồng ghép giữa lý thuyết với thực hành trong từng mô hình sản xuất để người học dễ dàng áp dụng, tự tạo việc làm cho mình và mang lại hiệu quả rõ nét. Sau đào tạo, một số mô hình dạy nghề được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình nuôi gà Đông Tảo tại xã Tân Phú; nuôi và phòng trị bệnh cho gà tại xã Tam Thanh; nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò tại Kim Thượng; nuôi ong mật tại xã Mỹ Thuận, Đồng Sơn…

Ông Hồ Sĩ Sùng - Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề huyện Tân Sơn cho biết: “Những năm gần đây cùng với việc đào tạo nghề gắn với nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, gia cầm, quản lý dịch hại tổng hợp, sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, trung tâm còn đào tạo nghề phi nông nghiệp mà mũi nhọn là nghề may mặc; trong đó chủ yếu là đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, với mức thu nhập ổn định, người dân yên tâm lao động".

Không chỉ Tân Sơn, huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) cũng là một trong những huyện đi đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nâng tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề và truyền nghề đạt trên 65%, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, huyện Thanh Thủy đã chủ động, nổ lực kết hợp nhiều biện pháp.

Bên cạnh việc chủ động để tổ chức mở các khóa dạy nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi học nghề, ban chỉ đạo còn tổ chức các buổi tư vấn, truyền thông về mô hình dạy nghề hiệu quả để thay đổi nhận thức của bà con.

Ông Nguyễn Văn Uyển - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Thanh Thủy cho biết, để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thời gian qua trung tâm đã tăng cường công tác tuyển sinh, đào tạo, liên kết với các trường nghề mở các lớp bồi dưỡng, dạy nghề sơ cấp ngắn hạn cho người lao động; tập trung tuyển sinh các ngành nghề có nhiều cơ hội giới thiệu được việc làm cho người lao động sau khi học nghề, nhất là các ngành nghề nông, lâm nghiệp gắn với mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình./.

"Trong 3 năm (2016 - 2018), Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp thuộc Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ đã mở gần 40 lớp, đào tạo và cấp chứng chỉ trình độ sơ cấp nghề cho trên 1.000 học viên với các nghề phi nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phòng và trị các loại bệnh trên đàn vật nuôi … Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 2.600 lượt người, xây dựng 25 mô hình trình diễn, phối hợp với hội nông dân các huyện, thành, thị, hội cơ sở cung ứng trên 12.000 tấn phân NPK, tư vấn về nghề và việc làm cho 2.500 lượt người, giới thiệu việc làm cho 125 lao động; chỉ đạo các cấp hội cơ sở phối hợp các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức được 394 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho trên 22.000 lượt cán bộ hội viên" - ông Dương Đình Khắc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ cho biết.

Bài và ảnh: Hà Anh-Bùi Tư

很赞哦!(82422)