Cúp C1

【kết quả bóng đá hàn quốc hôm nay】Tổ chức lại sản xuất tập thể phải bằng kế hoạch cụ thể

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:(CMO) “Phải đặc biệt chú trọng đến giải pháp tổ chức lại sản xuất bằng việc tâp trung xây dựng, củng kết quả bóng đá hàn quốc hôm nay

Báo Cà Mau(CMO) “Phải đặc biệt chú trọng đến giải pháp tổ chức lại sản xuất bằng việc tâp trung xây dựng, củng cố lại tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX). Đây là vấn đề cơ bản, cốt lõi không chỉ giúp tháo gỡ được khó khăn hiện nay mà còn góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM”, đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử trong chuyến khảo sát tình hình sản xuất trên địa bàn huyện Thới Bình vào ngày 5/1.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử (người chỉ tay) khảo sát 1 trại sản xuất tôm giống trên địa bàn huyện Thới Bình.

Theo nhận định của ông Lý Minh Vững, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, thì đây là mô hình tạo thu nhập phụ cho người dân trong khoảng thời gian chờ vào vụ tôm. Tuy nhiên, hiện mô hình này khá hiệu quả.

Là hộ dân khá thành công ở mô hình nuôi tôm càng xanh, năm nay ông Dương Thanh Tòng, ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông thả 52.000 con giống. Ước tính sản lượng thu hoạch khoảng 600 kg, với giá khoảng 120.000 đồng/kg loại 20 con, thì lợi nhuận mang lại cũng được vài chục triệu đồng. Bên cạnh đó, vụ lúa cũng mang lại hiệu quả cao, khoảng 40 giạ/công. Với 28 công, ông Tòng cũng có thể mang về khoảng 1.000 giạ (năng suất tương đương 6 tấn/ha). Tuy nhiên, điều lo lắng nhất hiện nay chính là đầu ra sản phẩm, do vẫn còn phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, họ cho giá bao nhiêu thì bán bấy nhiêu.

Chính hiệu quả mang lại cao nên diện tích nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện tăng nhanh trong những năm gần đây, nhất là vụ mùa 2017–2018 này. Theo ông Lý Minh Vững, nếu năm 2016, toàn huyện chỉ có khoảng 8.000 ha thì năm nay tăng lên trên 12.000 ha nuôi tôm càng xanh. Từ đó phát sinh nhiều khó khăn, nhất là việc đảm bảo cung cấp giống tôm toàn đực cho bà con, thời gian qua chỉ đáp ứng được một phần nhỏ. Do chỉ có một vụ vào mùa mưa nên khi thu hoạch ồ ạt, có ngày lên đến vài trăm tấn nên việc tiêu thụ vô cùng khó. Ngoài ra, quy trình nuôi của bà con hiện nay chủ yếu theo cách truyền thống, chưa đầu tư kỹ thuật, chưa khai thác đúng tiềm năng, lợi thế.

Liên quan đến con giống tôm càng xanh, ông Lê Văn Trúc, đại diện Phân Viện thuỷ sản Nam sông Hậu cho biết, đơn vị đang có hai dự án lớn về con tôm càng xanh là: sản xuất tôm giống càng xanh toàn đực bằng công nghệ vi phẫu đã được đăng ký thương hiệu và dự án sản xuất tôm bố mẹ. Viện Thuỷ sản II có khả năng cung cấp giống cho thị trường khoảng 4 – 5 triệu con/vụ. 

Cái khó là do khách hàng của tỉnh không nuôi thường xuyên mà chỉ tăng đột biến trong 2 tháng (6 và 7), nếu không đặt giống từ trước thì khó có thể đáp ứng. Đồng thời, với diện tích gần 12.000 ha, chỉ cần tính 1m2 thả một con thì phải cần đến 12 triệu con giống, mà chỉ có 2 tháng thì không cơ sở nào đáp ứng được, chỉ có giải pháp là liên kết các cơ sở lại với nhau. Nếu địa phương có nhu cầu thì Viện sẵn sàng hợp tác. Tuy nhiên, phải có đại diện ký kết và số lượng cụ thể, thời gian cụ thể.

Qua khảo sát thực tế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ ra, cách thu hoạch còn tôm càng xanh còn quá thủ công (dùng máy quạy bùn để tôm nổi đầu và bắt) làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm.

Đối với mô hình tôm – lúa, tổng diện tích toàn huyện hiện trên 49.000 ha, nhưng năm nay chỉ canh tác được 19.000 ha, còn lại gần 30.000 ha bỏ hoang. Cơ giới phục vụ sản xuất còn hạn chế, từ đó chi phí trong sản xuất như công cấy, cắt lúa… còn khá cao. Theo tính toán của người dân, nếu tính hết chi phí thì một công lúa - tôm làm ra tốn hết 15–16 giạ lúa. Hiện tại, mỗi công gặt lến đến 500 – 600 ngàn đồng nhưng rất hiếm nhân công. Ngoài ra, việc liên kết chuỗi trong sản xuất chưa được áp dụng nhiều; hạ tầng thuỷ lợi chưa đáp ứng…

Để tháo gỡ khó khăn mà huyện đang gặp phải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo, cần có giải giải pháp đồng bộ và phải đặc biệt chú trọng giải pháp tổ chức lại sản xuất. Theo đó, phải tập trung xây dựng, củng cố lại THT, HTX. Đây là vấn đề cơ bản, cốt lõi, nếu làm tốt được khâu này thì không chỉ giúp tháo gỡ được khó khăn hiện nay mà còn góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Đồng thời, phải tăng cường quản lý chất lượng con giống cũng như giải pháp thu hoạch tôm càng xanh. Ngoài ra, cần có một kế hoạch riêng cho kinh tế tập thể để phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh hỗ trợ người dân cũng như hu thút doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh liên kết chuỗi trong sản xuất.

Riêng lĩnh vực trồng lúa trên đất nuôi tôm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử chỉ đạo, huyện phải thúc đẩy mô hình này bằng cách hỗ trợ, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, làm sao để người dân thấy đây là hướng đi hiệu quả và bền vững. 

Nguyễn Phú

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap