Ảnh minh hoạ |
Xem xét lại năng lực tài chínhcủa nhà đầu tư
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị vừa có cuộc làm việc với chủ đầu tư Dự ánKhu Bến cảng Mỹ Thủy là Công ty CP liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy và Ban Quản lý Khu kinh tếĐông Nam về tình hình thực hiện nói trên. Được biết,ảngTrịxemxétthuhồiđạidựánKhubếncảngMỹThủkết quả bóng đá quốc gia trung quốc từ tháng 1/2019, Dự án được tỉnh Quảng Trị trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng.
Được coi là dự án trọng điểm, hứa hẹn tạo đột phá trong thu hút đầu tư, nên ngay từ cuối tháng 2/2020, nhà đầu tư đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Dự án có quy mô rộng 685 ha, gồm 10 bến cảng phát triển theo 3 giai đoạn. Giai đoạn I (2018 - 2025) đầu tư 4 bến, với nguồn vốn gần 5.000 tỷ đồng, giai đoạn II (2026 - 2031) đầu tư 3 bến; giai đoạn III (2032 - 2036) đầu tư 3 bến. Tổng vốn đầu tư dự án là 14.234 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 2.143 tỷ đồng; vốn huy động và vốn khác là 12.091 tỷ đồng.
Với mục tiêu xây dựng khu bến cảng chuyên dung, phục vụ chủ yếu cho các cơ sở công nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; kết hợp, thu hút lượng hàng quá cảnh cho Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, Dự án vẫn chưa hoàn thiện nhiều thủ tục đầu tư quan trọng như chưa hoàn thành các thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép xây dựng. Cho đến thời điểm này, nhà đầu tư vẫn không có giải pháp, kế hoạch thực hiện phù hợp để đẩy nhanh tiến độ và chưa đề xuất giải pháp, kế hoạch phù hợp để giải quyết vấn đề trên. Theo nhận định từ phía chính quyền tỉnh Quảng trị, một trong những nguyên nhân khiến việc triển khai Dự án bị chậm trễ là sự hạn chế về năng lực của nhà đầu tư.
Những lý do trên đã hội đủ điều kiện để tỉnh Quảng Trị dừng việc thực hiện Dự án đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật và trình Thủ tướng, các bộ, ngành chọn nhà đầu tư khác có đủ năng lực để thực hiện Dự án.
Tháng 9/2020, tại buổi làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị về tiến độ triển khai Dự án, đại diện Công ty CP liên doanh Cảng quốc tế Mỹ Thủy cho biết: “Do ảnh hưởng bởi Covid-19 nên các đơn vị tài trợ vốn cho dự án có yếu tố ngoài lãnh thổ Việt Nam bị chậm trễ trong giao dịch, hơn nữa, đây là công trình cấp đặc biệt, khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều bộ, ngành, nên thời gian thẩm định kéo dài là nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ của dự án”.
Nhà đầu tư cho biết thêm, họ vẫn đang chủ động cùng với các đối tác tìm kiếm giải pháp, phương án thay thế phù hợp trong thời gian sớm nhất có thể.
Ông Phạm Ngọc Minh, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị cho biết, đơn vị đã yêu cầu nhà đầu tư báo cáo khả năng huy động vốn để thực hiện Dự án, kèm theo văn bản cam kết của các đơn vị cam kết hỗ trợ tài chính (có chứng thực theo quy định pháp luật), nhằm phối hợp tìm hướng xử lý, nhưng đến nay, địa phương vẫn chưa nhận được.
“Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đã chậm tiến độ trên 22 tháng và nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành các thủ tục quan trọng để triển khai đầu tư quan trọng hơn, họ vẫn chưa đưa ra giải pháp, kế hoạch thực hiện phù hợp để đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án”, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho hay.
Theo đó UBND tỉnh này đã thống nhất như đề xuất của các sở, ban, ngành địa phương trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành thay đổi nhà đầu tư đảm bảo năng lực, kinh nghiệm và tài chính để triển khai thực hiện Dự án.
Không để tuột mất kỳ vọng
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, tỉnh Quảng Trị có chính sách ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam, đặc biệt là các dự án về năng lượng, cảng biển, du lịch.
Theo ông Hưng, từ tháng 12/2020, Chính phủ đã đồng ý lựa chọn 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, trong đó có Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo. Chính sách này tạo thêm động lực để phát triển Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo gắn với định hướng phát triển đô thị, thương mại dịch vụ logistics xuyên biên giới.
Ngoài ra, tỉnh tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, trong đó, phát triển Khu công nghiệp Nam Đông Hà theo hướng công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao; tiếp tục thu hút các dự án đầu tư phù hợp vào Khu công nghiệp Quán Ngang và Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá.
Trước đó, tháng 11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế Đông Nam, có diện tích 23.700 ha trên địa bàn 17 xã, thị trấn ven biển thuộc 3 huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh. Đây là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành với định hướng phát triển thành trung tâm giao thương quốc tế; trung tâm công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, điện năng, du lịch, thương mại dịch vụ, cảng biển… góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương kết nối với Hành lang kinh tế Đông-Tây.
Số liệu từ Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, đến nay trong 170 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng số vốn đăng ký 97.400 tỷ đồng đã có gần 110 dự án đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang triển khai xây dựng.
“Hiện nay, khu vực này đã xuất hiện những dự án chủ lực về nhiệt điện, hạ tầng và nhiều dự án về khu du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp khác đang được thực hiện triển khai, vì thế, địa phương không thể vì một vài dự án chậm trễ, không xử lý mà để tuột mất kỳ vọng vào khu vực được xác định là động lực tăng trưởng kinh tế của địa phương trong tương lại”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng nói.