88Point

Xem xét bổ sung một số trái cây, loài, sản phẩm thủy sản được phép xuất khẩu vào Trung Quốc Xuất khẩ nhận định newcastle tottenham

【nhận định newcastle tottenham】Lạng Sơn: Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc kỳ vọng sôi động trở lại

Xem xét bổ sung một số trái cây,ạngSơnXuấtkhẩuthủysảnsangTrungQuốckỳvọngsôiđộngtrởlạnhận định newcastle tottenham loài, sản phẩm thủy sản được phép xuất khẩu vào Trung Quốc Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ kỳ vọng nửa cuối năm Thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc được thông quan qua cặp cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu

Nỗi niềm Cốc Nam

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, thực tiễn hoạt động XNK hàng hóa qua Lạng Sơn cho thấy, thời gian qua chủ yếu vẫn diễn ra sôi động tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Tân Thanh, ga đường sắt quốc tế, một số mặt hàng đi qua cửa khẩu Chi Ma, còn tại cửa khẩu phụ Cốc Nam nhịp độ giao thương vẫn diễn ra khá trầm lắng, nhiều thời điểm và khoảng thời gian từ đầu năm đến nay tại Cốc Nam không phát sinh hoạt động XNK.

Ông Trần Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, từ tháng 1/2023, tại cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu phía Trung Quốc đã chính thức dỡ bỏ việc tạm dừng hoạt động XNK, nới lỏng các biện pháp kiểm dịch đối với người và phương tiện vận tải XNC theo chủ trương mở cửa kinh tế của họ sau khi đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát; Hải quan và các lực lượng chức năng quản lý cửa khẩu tại Cốc Nam phía Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK. Mặc dù vậy, trong 6 tháng đầu năm, Chi cục mới chỉ tiếp nhận và xử lý cho 1.508 bộ tờ khai hàng hóa XNK với tổng giá trị kim ngạch đạt khoảng 64,9 triệu USD.

Lô hàng thủy sản đầu tiên trong năm 2023 được làm thủ tục XK qua cửa khẩu Cốc Nam được diễn ra trong sáng ngày 5/7/2023. Ảnh: Sơn Hải
Lô hàng thủy sản đầu tiên trong năm 2023 được làm thủ tục XK qua cửa khẩu Cốc Nam được diễn ra trong sáng ngày 5/7/2023. Ảnh: Sơn Hải

Nhớ lại thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, giao thương qua cửa khẩu Cốc Nam rất sôi động, nhộn nhịp, kim ngạch XNK và số thu NSNN có những thời điểm chỉ thua kém quy mô của cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (kim ngạch đạt vài trăm triệu USD, số thu ngân sách hàng trăm tỷ đồng). Giờ đây, qua gần 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XNK qua cặp cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu còn rất khiêm tốn. Hàng XK chủ yếu là mít, xoài, quả tươi, hoa hồi khô, tinh bột sắn. Điều đáng nói, từ tháng 5 các mặt hàng nông sản XK qua cửa khẩu Cốc Nam đột nhiên giảm mạnh và sang tháng 6 gần như không phát sinh trao đổi hàng hóa XK.

Ở chiều ngược lại, hàng NK qua cửa khẩu Cốc Nam trong 6 tháng đầu năm cũng chỉ phát sinh 2 tờ khai thực hiện NK mặt hàng tiêu dùng, quần áo và phụ kiện may mặc; 3 tờ khai NK (mở tờ khai tại Hải quan Cốc Nam, nhưng NK thông qua cảng Hải Phòng) là các thiết thiết bị, phụ tùng để phục vụ sản xuất xi măng trong nước. Tổng kim ngạch NK qua Cốc Nam 6 tháng đầu năm ước tính chỉ vào khoảng 1,8 triệu USD, ông Trần Văn Hùng nhấn mạnh.

Hoạt động giao thương trầm lắng khiến số thu NSNN từ hoạt động XNK hàng hóa do Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam thực hiện (hàng XK không phát sinh nguồn thu từ thuế, thuế thu chủ yếu từ hàng NK) trong 6 tháng đầu năm 2023, cũng mới chỉ đạt khoảng trên 4,9 tỷ đồng, mới đạt 6,15% so với kế hoạch được giao.

Một trong những nguyên nhân chính theo đại diện Hải quan Cốc Nam là do hạ tầng giao thông là vùng núi đá nên hàng hóa vận chuyển, lưu giữ tại các kho bãi của phía Trung Quốc còn gặp khó khăn, vẫn phải trung chuyển bằng ô tô sang các bến bãi ở Cốc Nam nên phát sinh chi phí bốc dỡ cao hơn, mất nhiều thời gian hơn tại các cửa khẩu khác như Hữu Nghị, Tân Thanh hay Chi Ma nên các DN vẫn chưa đẩy mạnh hoạt động qua cửa khẩu Cốc Nam. Hoạt động XNC của cá nhân qua cặp cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu bằng giấy thông hành cũng vẫn chưa được thực hiện khiến cho việc giao dịch trực tiếp giữa các DN hai bên còn bị nhiều hạn chế.

Ngoài ra, theo bà Hoàng Lan, đại diện Công ty XNK Hà Trang (tỉnh Lạng Sơn), do thông quan hàng hóa tại Cốc Nam - Lũng Nghịu các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thực hiện vẫn chưa liên tục, họ nghỉ làm việc vào những ngày cuối tuần (thứ Bảy, Chủ nhật), trong khi các mặt hàng XK như thủy sản, hoa quả tươi sống cần thông quan nhanh, nếu chậm trễ sẽ bị ảnh hưởng tới chất lượng, phát sinh tăng chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản… nên các DN chưa muốn XK qua cửa khẩu Cốc Nam, mà lựa chọn đi qua các cửa khẩu khác nhanh hơn (cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, ga đường sắt).

Nhen nhóm triển vọng

Một tin vui đang mở ra về triển vọng giao thương hàng hóa, đặc biệt đối với mặt hàng thủy sản qua cửa khẩu Cốc Nam đối với các DN XK Việt Nam trong thời gian tới, đó là kể từ ngày 26/5/2023, Cục Thương mại Bằng Tường, thuộc Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc lựa chọn Trung tâm Giám sát hàng hóa ở cửa khẩu Lũng Nghịu thị Bằng Tường là địa điểm giám sát các mặt hàng thủy sản NK và có thể cặp cửa khẩu Lũng Nghịu (Bằng Tường) - Cốc Nam (Lạng Sơn) tới đây sẽ được chọn là cửa khẩu chuyên dụng để thực hiện NK các mặt hàng thủy sản.

Theo đó, để thu hút thủy sản NK vào Trung Quốc qua cặp cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu; tăng cường giao thương, tăng thu nhập và sự phát triển thịnh vượng của cư dân biên giới hai bên thuộc thị Bằng Tường, Quảng Tây và tỉnh Lạng Sơn, phía Trung Quốc đã đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn phối hợp tổ chức thông quan cho lô hàng thủy sản đầu tiên trong năm 2023 NK vào Trung Quốc đi qua cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu. Theo đó, ngày 5/7 vừa qua, lô hàng đã được hai bên thông quan thuận lợi, phía Trung Quốc rất quan tâm truyền thông về việc này nhằm thúc đẩy giao thương thủy hải sản.

Theo bà Hoàng Lan, nhu cầu NK thủy sản của Trung Quốc rất lớn, thời gian qua, công ty đã thực hiện làm thủ tục XK mặt hàng này qua cửa khẩu ở Móng Cái (Quảng Ninh). Tuy nhiên tuyến đường vận chuyển xa, chi phí tăng, khiến gặp nhiều khó khăn. Do đó, để thuận lợi trong thực hiện thủ tục XK thủy sản sang Trung Quốc, công ty đã đề xuất và làm thủ tục với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc cho XK thủy sản qua cửa khẩu Cốc Nam.

Với những nỗ lực đầu tháng 7 vừa qua, lô hàng 5 tấn cá mè của Công ty XNK Hà Trang cung cấp cho đối tác ở Bằng Tường NK chuyển về Nam Ninh tiêu thụ đã được cơ quan chức năng hai bên phối hợp thông quan là do.

Bà Lan nhấn mạnh, thời gian tới Công ty XNK Hà Trang sẽ tiếp tục XK thủy sản qua cửa khẩu Cốc Nam. Nếu có sự đồng thuận của các cơ quan chức năng hai bên tạo thuận lợi thương mại đối với mặt hàng này, thì tới đây cửa khẩu Cốc Nam sẽ thông quan thêm nhiều mặt hàng thủy sản khác ngoài cá như tôm, cua, ếch, ba ba…

Theo đại diện Công ty XNK Hà Trang, có một vấn đề các DN XK nông, thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc cần phải lưu ý, việc trao đổi hàng hóa với Trung Quốc hiện nay đã không còn được chấp nhận dễ dãi theo kiểu đi chợ bán hàng như trước đây, mà phải đáp ứng các quy định về truy xuất nguồn gốc vùng trồng (với nông sản), truy xuất được vùng nuôi (với thủy sản), đảm bảo chất lượng, tuân thủ tốt các quy định về kiểm dịch và các quy định khác có liên quan đến tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.

Từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc đã thay đổi chính sách phòng, chống dịch Covid-19 nên hoạt động XNK đã thuận lợi hơn, các ngành, lực lượng chức năng tại Lạng Sơn cũng đã tăng cường nâng cao năng lực thông quan để thúc đẩy XNK. Nhờ vậy, tổng kim ngạch XNK qua Lạng Sơn 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2.285 triệu USD, tăng 101% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, XK đạt 1.280 triệu USD, tăng 322,4% so với cùng kỳ 2022, bằng 98,5% so với kế hoạch năm, NK ước đạt khoảng 1.005 triệu USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ 2022.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap