UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa chính thức thông tin về kế hoạch tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022.
Trong năm thứ 2 tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số,ểnđổisốđểtạođàđẩynhanhpháttriểnkinhtếpsg vs rennes Thừa Thiên Huế chọn chủ đề “Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển Kinh tế - Xã hội”. Diễn ra từ ngày 17/8 đến 20/8, sự kiện gồm nhiều hoạt động: 4 phiên hội nghị, 3 tọa đàm chuyên sâu cùng triển lãm và ra mắt các nền tảng giải pháp số, ký kết hợp tác chuyển đổi số giữa các cơ quan, doanh nghiệp với các sở, ban, ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cụ thể, vào chiều ngày 17/8, sẽ diễn ra tọa đàm: “Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số tỉnh Thừa Thiên Huế và tham vấn kế hoạch phát triển Chính quyền số”.
Trong ngày 18/8, cùng với các hoạt động khai trương không gian triển lãm, ra mắt các nền tảng, giải pháp công nghệ số còn diễn ra phiên hội nghị toàn thể “Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội”.
Qua Tuần lễ chuyển đổi số, Thừa Thiên Huế kỳ vọng sẽ có thêm những tham vấn cho việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong giai đoạn mới. (Ảnh Trung tâm điều hành thông minh của Huế) |
Đặc biệt, là địa phương có nhiều văn hóa - di sản nhiều nhất cả nước, trong sự kiện sắp tới, Thừa Thiên Huế tổ chức riêng 1 phiên hội nghị chuyên đề “Chuyển đổi số - phát huy sức mạnh văn hóa – di sản” nhằm tìm ra các giải pháp giúp bảo tồn, phổ biến, nâng tầm các giá trị văn hóa - di sản, tiến tới tạo ra những dịch vụ mới, các mô hình kinh tế mới cho địa phương. Phiên hội nghị dự kiến thu hút sự tham gia của Lãnh đạo cơ quan quản lý di sản trong nước và quốc tế, các chuyên gia chuyển đổi số, và doanh nghiệp hàng đầu cung cấp công nghệ trong lĩnh vực Di sản - văn hóa.
Ngoài ra, có khoảng 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) sẽ được hướng dẫn chuyển đổi số trực tiếp thông qua các phiên tập huấn dựa trên bộ khung do VINASA xây dựng.
Đại diện Ban tổ chức cho hay, Tuần lễ chuyển đổi số Thừa Thiên Huế 2022 dự kiến thu hút sự tham gia của trên 50 diễn giả chia sẻ, hơn 100 lượt doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đăng ký tham gia tập huấn chuyển đổi số, trên 1.000 lượt đại biểu dự các hội nghị và trên 3.000 lượt đại biểu tham gia triển lãm.
Thừa Thiên Huế luôn được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước về chuyển đổi số. Năm 2020, Huế xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố về mức độ chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI), xếp hạng 3/63 về cải cách thủ tục hành chính.
Đáng chú ý, nền tảng Hue-S sau 3 năm triển khai đã có gần 900.000 tài khoản, 17 triệu lượt truy cập, gần như đã tiếp cận được với hầu hết công dân. Huế đặt mục tiêu năm 2025 đạt 100% tiêu chí chính quyền số, hơn 90% dịch vụ công đạt mức 4, kinh tế số góp từ 15 - 20% GRDP, 100% cơ quan triển khai Cloud và có hơn 300 doanh nghiệp công nghệ số.
Vân Anh
Ghi nhớ hợp tác trong các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2022 - 2025 giữa VINASA và chính quyền 2 tỉnh, thành phố Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng vừa được ký kết tại Hà Nội.