Tuần làm việc đầu tiên của Quốc hội bên cạnh nội dung công tác nhân sự,áchnhiệmtrướcdânđạibiểutiếcnuốivìnhữngđiềuchưatrọnvẹsoi kèo middlesbrough có rất nhiều nội dung quan trọng được Chính phủ trình, như đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023…
|
Đặc biệt, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận, cho ý kiến vào Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.
Bản báo cáo công phu gồm 95 trang, kèm theo 7 phụ lục được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội cho thấy tinh thần nghiêm túc, khẩn trương xem xét đến cùng hiệu quả của một chính sách quan trọng.
Cho ý kiến vào báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước cũng như hiệu quả của chính sách tài khóa trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính trong điều hành và coi đó là điểm sáng của Chương trình.
Trong phiên thảo luận tại tổ, đại biểu Tạ Thị Yên (Điện Biên) cho rằng, trong bối cảnh nhiều khó khăn, Chính phủ đã có những chỉ đạo, điều hành hết sức sáng suốt, khôn khéo, tận dụng thời cơ để phát triển những ngành công nghiệp mới như hydrogen, vi mạch bán dẫn và tiếp tục quá trình chuyển đổi số quốc gia. Điều này đã và đang đem lại những khởi sắc cho nền kinh tế. Đại biểu đánh giá: Kết quả thu ngân sách năm 2023 rất tích cực, vượt 8,2%, tăng 133,4 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội. Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo.
Tại tổ TP. Hồ Chí Minh, sau khi có đại biểu phát biểu ý kiến cho rằng cần phải đánh giá kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2023, một số khoản thu sụt giảm so với năm trước đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân đã phát biểu ý kiến.
Ông cho rằng, thu ngân sách giảm có nguyên nhân từ giảm thu từ cân đối xuất nhập khẩu, thu từ dầu thô giảm. Có 3 mặt hàng kéo giảm nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đó là giảm thu từ ô tô, giảm thu từ máy móc thiết bị, sắt thép. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực của ngành Tài chính, bội chi ngân sách kéo giảm, thu ngân sách năm 2023 là đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 8,2%. Nhờ đó, có dư địa triển khai các giải pháp về tài khóa, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đánh giá, điểm thành công lớn nhất là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đó là đã không gây ra những hậu quả về lạm phát, thâm hụt tài khóa, tăng nợ công như nhiều quốc gia trên thế giới phải gánh chịu. Cùng với đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục được giữ vững ổn định, nhiều chỉ số được cải thiện theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, với những kết quả chưa đạt được, nhiều đại biểu bày tỏ những băn khoăn, trăn trở. Theo đai biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội): “Chúng ta trân trọng kết quả đạt được, nhưng cũng có những điều nuối tiếc cho những điểm chưa trọn vẹn”.
Dự án cao tốc Bắc Nam là một trong những dự án quan trọng quốc gia được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. |
Theo vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội, đây là Nghị quyết được ban hành với nhiều chính sách mạnh mẽ, quyết liệt, mang tính đặc thù, chưa từng có tiền lệ nhằm đạt “mục tiêu kép”: hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, giúp phục hồi và phát triển nền kinh tế sau đại dịch.
Quốc hội bàn thảo nhằm tìm cho được những bài học kinh nghiệm cần rút ra cho chặng đường tiếp theo và cũng là để trả lời cho câu hỏi: Nếu như trong tương lai, một lần nữa dịch bệnh xảy ra liệu chúng ta có áp dụng những chính sách như đã áp dụng hay không?
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng nêu vấn đề, cần hiểu hơn người dân thực sự cần gì, doanh nghiệp thực sự muốn gì.
Một vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu, nêu ý kiến và đề xuất các giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế đó là giải ngân dự án trọng điểm quốc gia; tiến độ giải ngân nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn của Chương trình Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đang ảnh hưởng lớn tới kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) đề nghị làm rõ nguyên nhân giải ngân chậm. "Cần phân tích thêm nguyên nhân ngải ngân chậm, vì từ khi tôi tham gia quốc hội đến giờ, hầu như kỳ họp nào cũng nêu tiến độ giải ngân chậm, nhưng phân tích vẫn hơi mang tính định tính” - đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.
Trong báo cáo giám sát của do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát báo cáo trước Quốc hội vào đầu phiên thảo luận, bên cạnh những kết quả tích cực là cơ bản, một số tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ, đồng thời đã nêu nhiều giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Quốc hội sẽ dành trọn 1 ngày thảo luận về kinh tế- xã hội Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục bàn thảo nhiều nội dung quan trọng. Quốc hội sẽ dành trọn 1 ngày để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. Các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ngày đầu tuần, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tiếp đó, Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Giữa tuần, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 (trong đó có báo cáo việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước). |