Giữ nguyên tiêu chí dự án trọng điểm quốc gia
Trình bày báo cáo giải trình,ửaLuậtĐầutưcôngĐềnghịgiữnguyênnhiềunộidungquantrọngtheoluậtcũtrực tiếp xôi lạc bóng đá hôm nay tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, dự thảo luật đã tiếp thu nhiều ý kiến đại biểu theo hướng không loại trừ các dự án PPP; giữ quy định không loại trừ lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Về phạm vi "dự án khẩn cấp", dự thảo luật chỉnh lý phạm vi dự án khẩn cấp theo hướng quy định rõ nội hàm dự án liên quan đến thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, sự cố môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Khái niệm nợ đọng xây dựng cơ bản cũng được tiếp thu ý kiến đại biểu, giữ như luật hiện hành.
Tuy nhiên, sau nhiều vòng xem xét, thảo luận, đến nay dự thảo vẫn còn những nội dung quan trọng còn ý kiến khác nhau mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) phải trình ra 2 phương án để xin ý kiến Quốc hội, 1 trong 2 phương án giữ như quy định hiện hành.
Về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị giữ nguyên các tiêu chí về tổng mức đầu tư trong phân loại các dự án như luật hiện hành. Song Chính phủ và một số đại biểu đề nghị điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng để phù hợp với thực tiễn.
Do còn ý kiến khác nhau, UBTVQH trình 2 phương án xin ý kiến đại biểu. Phương án 1 là giữ tiêu chí như quy định hiện hành. Phương án 2 là điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng gấp 2 lần mức hiện hành, với lý giải để phù hợp thực tiễn biến động giá cả và quy mô dự án. Quan điểm của UBTVQH là nhất trí theo phương án 1.
Nhiệm kỳ trước có nên quyết KHĐTCTH của nhiệm kỳ sau?
Một vấn đề lớn nữa là về thời gian trình và phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH). Phương án 1 là quy định Quốc hội khóa mới xem xét, quyết định KHĐTCTH tại kỳ họp đầu của nhiệm kỳ Quốc hội mới.
Theo phương án này, Quốc hội khóa trước chuẩn bị KHĐTCTH để cho Quốc hội khóa mới quyết định mục tiêu, định hướng, tổng mức vốn đầu tư công trung hạn, nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên, tổng mức vốn của từng bộ, ngành, địa phương, danh mục cụ thể các dự án trong KHĐTCTH tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ. Phương án này có thuận lợi là việc quy định Quốc hội quyết định KHĐTCTH trong năm đầu tiên giai đoạn mới sẽ bảo đảm việc quyết định sau khi có nghị quyết đại hội Đảng về kinh tế - xã hội giai đoạn mới. Quốc hội khóa mới sẽ quyết định mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm, trên cơ sở đó xây dựng KHĐTCTH. Quốc hội khóa mới có thẩm quyền quyết định phân bổ nguồn lực đầu tư cho nhiệm kỳ Quốc hội đó.
Tuy nhiên, phương án này có những hạn chế là phải sửa đổi quy định tại nhiều văn bản pháp luật về việc lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn. Năm đầu tiên của giai đoạn mới sẽ chưa có KHĐTCTH để triển khai thực hiện, nếu thực hiện phương án này sẽ cần thay đổi quy trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch.
Phương án 2 UBTVQH trình là giữ như quy định của luật hiện hành, theo đó, Quốc hội quyết định KHĐTCTH của giai đoạn sau tại kỳ họp cuối năm của năm thứ 5 KHĐTCTH giai đoạn trước.
Quy định như vậy sẽ có những thuận lợi là thời gian trình và phê duyệt KHĐTCTH thống nhất với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công về quy trình xây dựng Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm. Việc này cũng bảo đảm tính liên tục giữa các giai đoạn KHĐTCTH. Nếu để đến đầu nhiệm kỳ sau mới xem xét, thông qua KHĐTCTH thì năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới sẽ không có kế hoạch trung hạn, như đã xảy ra trong năm 2016, dẫn đến lúng túng trong tổ chức thực hiện, không phát huy hiệu quả kịp thời của nguồn lực đầu tư công.
Tuy nhiên, theo UBTVQH, nếu quy định theo phương án này, bên cạnh những thuận lợi nêu trên cũng có hạn chế là việc quyết định KHĐTCTH diễn ra trước thời điểm nghị quyết đại hội Đảng về kinh tế - xã hội, chưa có căn cứ để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cho 5 năm, chưa xác định được Kế hoạch tài chính 5 năm và số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho 5 năm, là cơ sở cho xây dựng KHĐTCTH và trên thực tế, Quốc hội khóa XIV đã quyết định Kế hoạch tài chính 5 năm và KHĐTCTH giai đoạn 2016 - 2020, quá trình thực hiện trên thực tế không có vướng mắc.
Vấn đề quan trọng thứ ba được UBTVQH trình xin ý kiến đại biểu là về thẩm quyền quyết định danh mục đầu tư công trung hạn. Theo phương án 1, UBTVQH và đa số đại biểu đề nghị quy định Quốc hội quyết định KHĐTCTH bao gồm tổng mức đầu tư, tiêu chí, danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án chi đầu tư từ ngân sách trung ương, để bảo đảm thể hiện đầy đủ tinh thần Hiến pháp về vai trò của Quốc hội trong quyết định ngân sách.
Phương án 2 được đề xuất là Chính phủ và một số đại biểu đề nghị quy định Quốc hội quyết định tổng mức, giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo KHĐTCTH được Quốc hội thông qua quy định Quốc hội quyết định danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng dự án sẽ dẫn tới mất nhiều thời gian, phát sinh nhiều thủ tục hành chính. Vì vậy, để tăng cường phân cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính đề nghị giao Chính phủ thẩm quyền quyết định danh mục dự án, bảo đảm linh hoạt, sát thực tế trong điều hành KHĐTCTH.
Tại phiên thảo luận sau đó, đây cũng là là nội dung các đại biểu thảo luận, tranh luận nhiều với các quan điểm khác nhau./.
D.A