88Point

Tiềm ẩn nguy cơ viêm não Nhật Bản nếu không tiêm nhắc đủ vaccine cho trẻTrường ThịnhThứ hai, 04/11/2 dorados de sinaloa

【dorados de sinaloa】Tiềm ẩn nguy cơ viêm não Nhật Bản nếu không tiêm nhắc đủ vaccine cho trẻ

Tiềm ẩn nguy cơ viêm não Nhật Bản nếu không tiêm nhắc đủ vaccine cho trẻ

(Dân trí) - Mỗi loại vaccine viêm não Nhật Bản có thời điểm tiêm và lịch tiêm khác nhau. Việc tiêm chủng không đúng theo khuyến cáo khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh, gặp các di chứng nặng nề như liệt, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn ngôn ngữ.

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương do virus viêm não Nhật Bản (JEV) gây ra, lây truyền qua muỗi đốt, thông thường là muỗi Culex và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), viêm não Nhật Bản là một trong những nguyên nhân gây viêm não do virus phổ biến ở khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Tỷ lệ lưu hành của bệnh cao khiến hơn 3 tỷ người có nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ước tính mỗi năm có khoảng 100.000 ca mắc và 25.000 ca tử vong do viêm não Nhật Bản. Tỷ lệ tử vong của bệnh lên đến 30% ở những người có triệu chứng.

Mặt khác, nếu may mắn sống sót, có khoảng 20-30% người bị di chứng vĩnh viễn về nhận thức, hành vi hoặc thần kinh như co giật, rối loạn ngôn ngữ, trí nhớ và giao tiếp hoặc yếu chân tay.

Một nghiên cứu từ Cam Túc, Trung Quốc trên 137 bệnh nhân viêm não Nhật Bản, có đến 44,7% người gặp các khiếm khuyết về thần kinh, bao gồm suy giảm trí thông minh dựa trên IQ ở 21,2% đối tượng.

Tại Việt Nam, bệnh xảy ra rải rác quanh năm, thường gặp hơn ở trẻ dưới 15 tuổi. Năm 2005-2018, một nghiên cứu dịch tễ học được thực hiện trên 168 người mắc viêm não Nhật Bản tại 4 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2005-2018 cho thấy, bệnh có thể tấn công từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi. Trẻ dưới 15 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, chiếm 69,64% tổng số ca bệnh. Trong đó, trẻ từ 5-9 tuổi (chiếm 30,36%), trẻ từ 1-4 tuổi chiếm (23,8%) và trẻ từ 10-14 tuổi (chiếm 13,10%).

Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ dưới 15 tuổi. Ảnh minh họa (Ảnh: Vecteezy).

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Người lớn chưa từng được tiêm chủng trước đây cũng có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết hiện Việt Nam đã có vaccine phòng viêm não Nhật Bản, được triển khai trong cả chương trình tiêm chủng mở rộng và dịch vụ. Mỗi loại vaccine có lịch tiêm và khuyến cáo tiêm nhắc khác nhau. Trong đó, vaccine viêm não Nhật Bản bất hoạt nuôi cấy từ não chuột trong chương trình tiêm chủng mở rộng được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi, gồm 3 mũi cơ bản và cần tiêm nhắc lại 3 năm một lần để duy trì miễn dịch hiệu quả.

Lịch tiêm nhắc lại của vaccine viêm não Nhật Bản bất hoạt nuôi cấy từ não chuột khá phức tạp, có thể khiến nhiều bậc phụ huynh quên hoặc nhầm lẫn rằng chỉ cần tiêm 3 mũi cơ bản là đủ.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết có đến 80% trường hợp mắc viêm não Nhật Bản do không tuân thủ lịch tiêm theo khuyến cáo. Thực tế cũng ghi nhận một số trường hợp trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản do chưa tiêm nhắc lại vaccine đầy đủ.

Ví dụ tháng 6/2024, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trường hợp bé 7 tuổi, Nghệ An bị viêm não Nhật Bản, bé bị sốt cao, co giật, phải thở máy, hôn mê. Bé đã tiêm 3 mũi vaccine viêm não Nhật Bản nhưng chưa tiêm nhắc lại sau đó. Cùng thời điểm trên, Hà Nội cũng ghi nhận ca bệnh là bé trai 12 tuổi. Trước đó, bé đã tiêm 4 mũi vaccine phòng viêm não Nhật Bản, với mũi tiêm cuối cùng vào tháng 6/2019.

Bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhất (Ảnh: Mộc Thảo).

Hiện tại, trong tiêm chủng dịch vụ đã có vaccine viêm não Nhật Bản thế hệ mới, đây là vaccine sống giảm độc lực, có thể tiêm phòng sớm cho trẻ ngay từ 9 tháng tuổi, khả năng bảo vệ sớm và lâu dài hơn với số mũi tiêm ít hơn. Trẻ từ 9 tháng đến 18 tuổi chỉ cần tiêm một mũi cơ bản và một mũi nhắc cách nhau 1 năm (tổng cộng 2 mũi), người từ 18 tuổi trở lên chỉ cần tiêm một mũi duy nhất.

Do đó, phụ huynh có thể tiêm vaccine viêm não Nhật Bản sống giảm độc lực sớm cho con ngay từ 9 tháng tuổi, hoặc nếu trẻ đã tiêm các mũi cơ bản của vaccine bất hoạt nuôi cấy từ não chuột trong chương trình tiêm chủng mở rộng, có thể tiêm nhắc 1 mũi duy nhất vaccine viêm não Nhật Bản sống giảm độc lực cho trẻ (đặc biệt là trẻ trên 5 tuổi), giúp bảo vệ trẻ an toàn trước căn bệnh nguy hiểm này.

Theo bác sĩ Chính, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và muỗi trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản phát triển.

Bác sĩ Chính lưu ý, ngoài tiêm chủng, để chủ động phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản, người dân cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường nhà ở, chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Ngủ màn để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi. Không cho trẻ chơi gần các chuồng, trại gia súc. Khi trẻ có các triệu chứng sốt cao, li bì cần đưa đến cơ sở y tế để chẩn đoán điều trị.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap