Ngôi làng chỉ người giàu mới dám đến hỏi vợ
Trong cuốn Tục hay lệ lạ Thăng Long Hà Nội của NXB Phụ nữ 2016,ôilànglạkìởHàNộiCongáixinhgiỏinhưngkhôngaidámcướti so bong chuyen ông giáo Đặng Đình Thiêm (SN 1933, người làng Hoàng Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có nhắc đến một trong bốn điều không nên làm ở Ứng Hòa xưa. Đó là không nên lấy vợ ở làng Hoa Đình.
Ông Thiêm cho biết, Hoa Đình gồm ba làng: Hoàng Xá, Đình Tràng và Lương Xá. Nay làng Hoàng Xá thuộc thị trấn Vân Đình, còn Đình Tràng, Lương Xá, thuộc xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội.
Con gái làng Hoa Đình xưa nổi tiếng xinh đẹp, giỏi giang. Tuy nhiên, các chàng trai nơi khác chỉ có thể nhìn, ngắm chứ không dám cưới.
Ngày xưa, nhiều chàng trai không dám hỏi cưới con gái làng Hoa Đình. |
‘Các cụ cao tuổi kể rằng, lệ làng xưa, trai thiên hạ muốn lấy gái làng phải nộp cheo rất nặng’, ông Thiêm cho biết.
Mỗi khi có đám cưới, theo lệ làng, người ta sẽ vắt một dây mây qua nóc đình, một bên buộc một chiếc cối đá. Nhà trai phải mang tiền đồng tới treo vào đầu dây bên kia, sao cho nâng được chiếc cối lên cân bằng… mới coi là đủ lệ.
‘Chiếc cối đá không quá to, nhưng để nâng được chiếc cối đó, nhà trai ít nhất cũng phải mất 18 quan tiền’, ông Thiêm cười, nói.
Đã thế, khi đón dâu, nhà trai còn bị trai làng chăng dây vòi tiền mãi lộ.
‘Số lần chăng dây phụ thuộc vào việc cô gái xinh đẹp, giỏi giang cỡ nào? Nhan sắc càng nhiều thì số lần chăng dây càng lớn’, ông cụ sinh năm 1933 cho biết.
Theo lời ông kể, vào ngày đón dâu, cánh trai làng sẽ bày một cái bàn giữa đường, trên bàn có bát hương nải chuối. Sau đó, họ căng một sợi dây thừng ngang đường.
Nhà trai gặp chặng đường ấy phải tới thương lượng, đưa cho trai làng số tiền theo yêu cầu, họ mới chịu rút dây cho đi qua.
Chính vì thế, nhiều chàng trai đất khách dẫu khát khao lắm… nhưng cũng đành chịu, nếu gia tư điền sản không nhiều hoặc bố mẹ không hào phóng lo liệu.
Với trai làng thì việc nộp cheo sẽ ít hơn, lại không phải bị cảnh ‘chăng dây vòi tiền’ nên dẫu không giàu có hoặc tài ba cũng thường có hai… ba vợ!
Đám cưới của cô gái đẹp nhất làng và con trai ‘đại gia’ phố Bạch Mai
Chính vì tục lệ đó nên những cô gái Hoa Đình lấy chồng ngoài làng phần lớn đều vào những gia đình giàu có.
‘Trong số đó, tôi được chứng kiến đám cưới của bà Trần Thị Tuyến (con cô ruột tôi) vào khoảng năm 1942’, ông Thiêm nhớ lại.
Ông Đặng Đình Thiêm là người làng Hoa Đình xưa, nay thuộc làng Hoàng Xá, TT Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội. |
Theo lời kể của ông Thiêm, bà Tuyến là con thứ 5 trong một gia đình giàu có, sở hữu 300 mẫu ruộng ở làng.
‘Bà rất đẹp, có thể nói là đẹp nhất làng. Đám trai làng, ai ai cũng say đắm nhưng lại không dám ngỏ lời’. Thế rồi, một thầy giáo về dạy học ở làng nhìn thấy bà Tuyến, lại biết về gia cảnh của bà nên đã tìm mai mối dẫn đường cho em trai.
‘Chuyện đôi lứa được chấp thuận nhưng bên cạnh việc nộp cheo, làm theo các tục lệ cưới hỏi của làng như đã nêu ở trên, nhà gái còn đưa thêm điều kiện, lễ cưới phải có 20 lượng vàng, 3 thùng quần áo cho cô dâu và các em của cô dâu.
Cùng với đó, lễ đón dâu phải có 10 xe ô tô đưa rước’, ông Thiêm nhớ lại.
Nhà trai thuộc hàng khá giả, có chức sắc và rất nhiều đất đai ở phố Bạch Mai (Hà Nội) nên không hề thấy khó khăn trước yêu cầu của nhà gái đưa ra.
Ngày cưới, đoàn rước dâu gồm 10 xe ô tô xếp dọc đường làng khiến tất cả đều trầm trồ. Tuy nhiên, thay vì chuẩn bị 20 lượng vàng, nhà trai chỉ đặt lễ 16 lượng.
‘Bố mẹ cô dâu thấy vậy liền bỏ thêm 4 lượng nữa và đặt vào mâm lễ của nhà trai. Sau đó, trước mặt họ hàng đôi bên, họ tuyên bố cho đôi trẻ toàn bộ số tiền đã thách cưới là 20 lượng vàng’, ông Thiêm cho biết.
‘Sau đó tôi được biết, bà Tuyến đã có một cuộc sống hạnh phúc và giàu có cho đến tận lúc qua đời’, ông Thiêm nói.
Ông cũng cho biết hiện tại, lệ thách cưới, nộp cheo hay tục chăng dây đều đã bị xóa bỏ. Các đám cưới ở Hoàng Xá ngày nay được tổ chức rất đơn giản. Tuy nhiên, những tục lệ xưa đã được ông ghi chép lại một cách tỉ mỉ. Với ông, đó là nét văn hóa mà nhiều thế hệ trẻ không còn được biết đến.
Đêm tân hôn, cụ Kế tắt đèn rồi lẻn ra đổi cho anh trai thế vào. Sáng hôm sau, cô dâu phát hiện ra thì ‘ván đã đóng thuyền’.