Vì sao chợ cóc khu vực cầu Trắng trên đường Giải Phóng lại tồn tại hơn chục năm qua mà không cơ quan,ôngtyđườngsắtcũngbấtlựcvớichợcóchọpởgiákết quả cancun fc chính quyền địa phương nào giải tỏa được? Câu trả lời là chợ cóc này nằm ở "địa thế" cực kỳ quý hiếm, giáp ranh giữa hai phường Phương Liệt - Quận Thanh Xuân và phường Giáp Bát - Quận Hoàng Mai.
Qua tìm hiểu của PV, chúng tôi đã có trao đổi với lãnh đạo và đại diện của hai phường nói trên, tuy nhiên lời giải cho việc chợ cóc lấn hành lang đường sắt, mất mỹ quan và an toàn giao thông vẫn chưa có lời đáp. Chúng tôi lại mang câu chuyện về cái chợ cóc đó đến gặp Công ty quản lý đường sắt Hà Hải - doanh nghiệp quản lý đoạn đường sắt có chợ cóc khu vực cầu Trắng đường Giải Phóng chạy qua.
Ông Dương Quốc Tuấn – đại diện Công ty quản lý đường sắt Hà Hải cho rằng trách nhiệm dẹp chợ cóc là của chính quyền địa phương
Trao đổi về sự tồn tại trong nhiều năm qua của chợ cóc này và sự bày bán hàng hóa ngang nhiên của người dân trong hành lang an toàn đường sắt, ông Dương Quốc Tuấn – Giám sát viên an toàn giao thông phụ trách khu vực Hà Nội của Công ty quản lý đường sắt Hà Hải cho biết: “Chợ này bày chủ yếu ngoài vỉa hè, khi nào bên ngoài bị đuổi thì người ta sẽ chạy vào bên trong đường sắt. Qua nhiều lần giải tỏa và nhiều lần làm việc với chính quyền địa phương cũng như là nhân dân khu vực đó người ta phản ảnh, thực tế là cứ đuổi chỗ nọ là nó chạy chỗ kia, thường thường nó chỉ bán ở ngoài giờ hành chính, tầm chiều chiều mới bán nhiều”.
Trước thông tin chưa có sự liên hệ, phối hợp nào giữa Công ty quản lý đường sắt Hà Hải và ủy ban nhân dân phường trong công tác giải tỏa chợ cóc, ông Tuấn khẳng định: “Chúng tôi phối hợp với cả UBND Phường Phương Liệt giải tỏa nhiều lần rồi. Thực tế doanh nghiệp chúng tôi chỉ là doanh nghiệp sửa chữa đường sắt thôi. Trong việc hành lang an toàn giao thông đường sắt thì thực ra kinh phí nó cũng có hạn, không thể nào mà cho người trực ở đó mà đuổi suốt ngày suốt đêm được. Chỉ có thể mở những đợt phối hợp với chính quyền phường để đuổi, giải tỏa khu vực đó. Để khắc phục được rất là khó, mà khắc phục cái này thì phải là chính quyền phường.”
Để phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa đã có rất nhiều bệ bậc được xây dựng dưới rào chắn, ông tuấn cho rằng: “Chúng tôi đã phối hợp với chính quyền địa phương phá rất nhiều bệ bục này rồi, tôi có cả kết quả phá bục bệ này. Nhưng có phá 5-7 ngày do nhu cầu đi lại, người ta lại xây, công nhân đập phá rất mệt, có những cái phải bỏ lại không thể phá được vì nó xây kiên cố quá. Mà đáng lẽ chính quyền địa phương phải quản lí cái việc này. Chính quyền địa phương hầu như bỏ lơi, dung túng”.
Chính quyền địa phương có dung túng cho chợ cóc tổ chức họp?
Về việc xử lý, ông Tuấn cho biết: “Chỉ có giải tỏa với chính quyền địa phương thôi, chứ chúng tôi không có chức năng xử phạt. Chúng tôi chỉ có chức năng giám sát an toàn giao thông đường sắt, duy tu sửa chữa đường sắt. Khi thấy người ta vi phạm thì phối hợp với chính quyền địa phương, có biện pháp tuyên truyền đuổi và giải tỏa. Thực ra, theo luật đường sắt tất cả các vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt là trách nhiệm chính của chính quyền địa phương”.
Được biết, tình trạng họp chợ dân sinh tự phát (thường gọi là chợ cóc, chợ tạm) trên đường bộ (hoặc đường phố) và việc các hộ kinh doanh xây, đặt bục, bệ làm nơi trưng bày hàng hoá lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây cản trở hoạt động giao thông đường bộ diễn ra khá phổ biến ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn trên cả nước.
Trong khi đó, các hành vi họp chợ trên đường bộ và xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường phố này là những hành vi bị cấm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 và điểm c khoản 3 Điều 36 Chương II Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông ( Điều 36).
Thẩm quyền xử lý vụ việc này thuộc về UBND phường HĐ theo các quy định của Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Nghị định số 152/2005/NĐ-CP. Theo đó, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có quyền phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Thực tế cho thấy, chỉ khi nào chính quyền địa phương có giải pháp hợp lý và thực hiện quyết liệt thì mới có thể giải quyết triệt để tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông nói trên. Với sự lắc đầu ngao ngán của cán bộ khi được hỏi về biện pháp giải tỏa, tình trạng chợ cóc giáp ranh “cha chung không ai khóc” đến bao giờ mới có lối thoát vẫn luôn là bài toán khó cho các nhà quản lý trước sự kỳ vọng của người dân thủ đô.
Phương Liên - Huyền Trang