Việc ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2016 - 2020 đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai Bộ Tài chính và hai nước Việt Nam - Lào. Thỏa thuận này sẽ định hướng các hoạt động hợp tác trong giai đoạn tới,ộTàichínhViệtNamvàBộTàichínhLàokýthỏathuậnhợptávietnam vs iran 4-1 tập trung vào các chương trình đem lại hiệu quả thiết thực, những lĩnh vực Bộ Tài chính Lào đặc biệt quan tâm, trong đó ưu tiên tập trung hoàn thiện Chiến lược Tài chính của Lào, hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải cách thể chế, tăng cường đào tạo cán bộ có kinh nghiệm công tác và đào tạo có bằng cấp cao, tăng cường trao đổi cấp lãnh đạo Bộ.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực và hoàn thiện thể chế, chương trình hợp tác cũng sẽ dành nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo do Bộ Tài chính Lào quản lý.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã thay mặt Bộ Tài chính Việt Nam tặng Lãnh đạo Bộ Tài chính Lào một số máy tính xách tay cao cấp phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính Lào.
Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính hai nước đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Các hoạt động hợp tác đã được triển khai toàn diện trên nhiều lĩnh vực xuất phát từ nhu cầu hỗ trợ của Bộ Tài chính Lào. Các cuộc gặp gỡ, hội đàm giữa lãnh đạo hai Bộ Tài chính và hoạt động giao lưu giữa cán bộ công chức của hai ngành Tài chính được duy trì thường xuyên, góp phần tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính đã nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Tài chính Lào. Công tác trao đổi học hỏi kinh nghiệm giúp cho cán bộ ngành Tài chính Lào cập nhật thông tin đa dạng, những bài học kinh nghiệm phong phú làm căn cứ tham khảo và vận dụng vào nghiệp vụ cụ thể. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Việt Nam cũng giúp đỡ Bộ Tài chính Lào các dự án xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đào tạo thuộc Bộ Tài chính.
Trong giai đoạn 2011-2015 đã có 2 đoàn của Bộ trưởng Tài chính Việt Nam thăm Lào, 1 đoàn Bộ trưởng Lào thăm Việt Nam, hàng chục đoàn chuyên gia hai bên gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm. Riêng trong năm 2015 đã có 25 đoàn chuyên gia Việt Nam sang Lào và 16 đoàn công tác Lào sang Việt Nam.
Bộ Tài chính Việt Nam đã giúp Lào xây dựng các bộ luật tài chính quan trọng như Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Luật Thuế Gía trị gia tăng, Luật quản lý và sử dụng tài sản nhà nước. Về đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, trong 5 năm 2011 – 2015 đã đào tạo cho Bộ Tài chính Lào và các đơn vị trực thuộc 02 tiến sĩ, 405 thạc sĩ, 27 đại học;mở 5 khóa đào tạo nghiệp vụ thanh tra, 6 khóa bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo; các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ giảng viên cho các trường của Bộ Tài chính Lào được tổ chức thường xuyên hàng năm tại Học viện tài chính, trường ĐH Tài chính Marketing, trường ĐH Tài chính Quản trị kinh doanh; việc trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ giữa các đơn vị ngành dọc thuế, hải quan và kho bạc đã diễn ra thường xuyên cả ở cấp trung ương đến các cấp địa phương.
Công tác hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Bộ Tài chính Lào là một trong những thành tựu nổi bật trong hợp tác giữa hai Bộ trong giai đoạn 2011-2015 với một số dự án nổi bật như: Dự án Học viện Kinh tế - Tài chính Đông Khăm Xạng giai đoạn 2 sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào; Dự án cải tạo, mở rộng hai trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ Tài chính Việt Nam dành cho Bộ Tài chính Lào; Dự án cải tạo, mở rộng trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào sử dụng nguồn kinh phí của nhiều bên bao gồm Bộ Tài chính Việt Nam, Bộ Tài chính Lào và các địa phương miền nam Lào…
Có được các kết quả khả quan này là nhờ chủ trương đúng đắn của Chính phủ hai nước, sự quan tâm sát sao và chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo hai Bộ Tài chính cũng như sự nỗ lực phối hợp hợp tác của đội ngũ cán bộ ngành tài chính hai nước.