Quý 3: Vàng thế giới tăng giá 8%
TheýGiávàngthếgiớităngmạnhnhấttrongmộtnălịch thi đấu bóng đá hôm nay.o Reuters, giá vàng đã tăng gần 8% trong quý 3, nhờ sự phục hồi mạnh sau đợt mất giá đến 23% trong quý 2. Khi đó giá vàng đã từng giảm tới 225 USD/ounce chỉ trong 2 ngày. Đây là quý đầu tiên vàng tăng giá kể từ quý 3/2012.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát thị trường cho rằng, trong quý này vàng thất bại khi không thể tăng mạnh hơn nữa, mặc dù đã có sự hỗ trợ từ tình hình bất ổn ở Syria. Đồng thời việc Mỹ duy trì chính sách tiền tệ cho thấy kim loại quý này đã mất đà để tiến xa.
Kết thúc phiên cuối cùng của tháng 9, giá vàng đã giảm 8 USD, tương đương 0,62% xuống còn 1.328 USD, trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang bế tắc trước những nỗ lực của phía Đảng Cộng hòa muốn ngăn cản chương trình cải cách chính sách y tế của Tổng thống Obama. Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của quý 4, giá vàng tại châu Á tiếp tục giảm thêm 0,17% xuống mức 1.325,7 USD/ounce.
Mặc dù triển vọng u ám về tình hình khủng hoảng ngân sách của chính phủ Mỹ, nhưng giao dịch vàng kỳ hạn vẫn không sôi động, khối lượng giảm 30% so với mức bình quân. Năm 2011, nỗi lo ngại về tình hình khủng hoảng ngân sách của Mỹ từng khiến vàng tăng vọt lên mức giá 1.920 USD/ounce.
Theo các chuyên gia, việc tranh cãi ở Quốc hội Mỹ xung quanh vấn đề ngân sách sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường vàng như trước đây.
Mặc dù tăng theo quý nhưng giá vàng vẫn mất 20% tính theo năm, chủ yếu do ảnh hưởng từ quyết định chưa thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ.
Quý 4 thông thường là mùa tiêu dùng vàng mạnh nhất trong năm khi hai thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ bước vào mùa lễ tết, cưới hỏi. Tuy nhiên, sức mua vẫn chưa có dấu hiệu tăng bởi người mua vẫn tin rằng giá vàng sẽ giảm tiếp.
Quý 3, NHNN bán ra hơn 25 tấn vàng
Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC biến động theo quý không nhiều. Giá vàng ngày 1/7 là 36,8 – 37,15 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Đến cuối ngày 30/9, giá vàng ở mức 37,41 – 37,56 triệu đồng/lượng. Như vậy giá mua vào tăng 1,6% còn giá bán ra chỉ tăng 1,07%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8% của thị trường thế giới.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước đến cuối quý 3 đã được thu hẹp còn hơn 3,6 triệu đồng/lượng, thay vì mức xấp xỉ 6 triệu đồng/lượng như hồi đầu quý 3. Khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra cũng được thu hẹp còn xấp xỉ 200.000 đồng.
Tính trong quý 3/2013, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 654.000 lượng vàng (tương đương 25,15 tấn vàng) trên tổng số 659.000 lượng vàng chào thầu. Tuy nhiên, trong 25 phiên đấu thầu vàng được tổ chức, số lượng vàng chào thầu đã giảm dần từ mức 40.000 lượng/phiên đầu tháng 7 xuống còn 15.000 lượng/phiên ngày 27/9.
Tính từ phiên đầu thầu vàng đầu tiên ngày 28/3/2013 đến nay, NHNN đã tổ chức 62 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.611.100 lượng (tương đương 62 tấn vàng) trên tổng số 1.717.000 lượng chào thầu.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10, giá vàng SJC giảm nhẹ xuống mức 37,27 – 37,47 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước hiện chưa công bố kế hoạch về phiên đấu thầu vàng nào trong tháng 10.
Hoàng Yến